Giảm rác thải nhựa

Bằng nhiều hành động và cam kết cụ thể, công tác phòng chống, hạn chế rác thải nhựa và túi ni-lông được TP Hà Nội quan tâm chỉ đạo và lan tỏa rộng rãi, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân và doanh nghiệp.

Kiểm tra việc kinh doanh sản phẩm túi ni-lông tự hủy sinh học tại siêu thị Vinmart Times City.

Kiểm tra việc kinh doanh sản phẩm túi ni-lông tự hủy sinh học tại siêu thị Vinmart Times City.

Bằng nhiều hành động và cam kết cụ thể, công tác phòng chống, hạn chế rác thải nhựa và túi ni-lông được TP Hà Nội quan tâm chỉ đạo và lan tỏa rộng rãi, nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thói quen sử dụng đồ nhựa một lần và túi ni-lông khó phân hủy vẫn diễn ra phổ biến trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng, đòi hỏi những giải pháp kiên trì và lâu dài hơn.

Tăng cường sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường

Sở hữu chuỗi bán lẻ lớn nhất cả nước, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce (Tập đoàn MASAN) đã triển khai các giải pháp "Vinmart xanh, khách hàng xanh và nhà cung cấp xanh" tại 2.200 điểm bán lẻ Vinmart và Vinmart + trên cả nước, trong đó có 850 điểm bán lẻ trên địa bàn Hà Nội. Ðại diện hệ thống này cho biết, Vinmart đã đồng loạt giảm hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng một lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường. Khách hàng tự sử dụng túi đựng nhiều lần của mình sẽ được khuyến mại giảm giá hoặc trừ tiền trên hóa đơn; tặng túi mua sắm sử dụng nhiều lần với những khách hàng tích cực hưởng ứng chương trình bảo vệ môi trường...

Ðối với nhà sản xuất, Vinmart hỗ trợ cho những đối tác cung ứng các sản phẩm thân thiện môi trường bằng nhiều chính sách đặc biệt như: được ưu tiên trưng bày tại siêu thị, được quảng cáo, đặt biển nhận diện... Ðây là những quyền lợi quan trọng để khuyến khích các nhà cung cấp đồng hành phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường và lan tỏa ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.

Các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị bán lẻ như Aeon, MM Mega Market, Lan Chi, Vincom... đã tích cực triển khai hạn chế túi ni-lông khó phân hủy. Theo Sở Công thương Hà Nội, đến nay đã có khoảng 140 trong tổng số 170 siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn không sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, chuyển đổi sử dụng túi tự hủy sinh học, túi môi trường sử dụng nhiều lần đạt 83% số chỉ tiêu thành phố giao. Hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm dùng một lần như khay, hộp, đĩa, tô… được sản xuất từ bã mía, thực hiện bao gói rau, củ, quả bằng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên. Ðồng thời, ngừng cung cấp ống hút nhựa, thay thế bằng sử dụng ống hút sản xuất từ nhiều nguyên liệu tự nhiên như giấy, gạo, tre nứa… tại các khu vực kinh doanh ăn uống.

Bên cạnh đó, một số đơn vị sản xuất như Công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ thương mại Lạc Trung, Công ty CP Công nghệ Xenlulo, Tập đoàn An Phát Holdings… đã đầu tư công nghệ mới, từng bước chuyển đổi sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường từ nhựa phế thải hoặc các sản phẩm có khả năng tự hủy sinh học. Sản phẩm của các đơn vị này đã được các hệ thống siêu thị lớn trên địa bàn đặt hàng, đưa vào sử dụng trong hệ thống.

Ðồng bộ từ sản xuất tới tiêu dùng

Tuy đã được quan tâm, giảm thiểu tại các siêu thị, trung tâm thương mại, nhưng hiện tại các chợ, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thành phố, tình trạng sử dụng túi ni-lông và các sản phẩm nhựa một lần trong hoạt động kinh doanh, mua sắm vẫn còn phổ biến. Hầu hết những tiểu thương kinh doanh tại các chợ, hàng quán trên các tuyến phố... vẫn đang sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, nhiều loại hộp nhựa, cốc nhựa, thìa... dùng một lần. Chị Trần Thanh Bình, bán hàng rau củ tại chợ Thạch Bàn (quận Long Biên) cho biết: "Các vật dụng từ nhựa có giá rẻ, tiện lợi, dễ mua… cho nên tôi vẫn quen sử dụng để đựng đồ cho khách. Nếu đầu tư sang các sản phẩm thân thiện với môi trường thì giá thành cao hơn". Bên cạnh đó, công tác phân loại rác tại nguồn cũng chưa được đơn vị quản lý, kinh doanh quan tâm, thực hiện.

Theo nhiều doanh nghiệp, do yêu cầu túi ni-lông và các vật dụng thân thiện với môi trường, trước khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận phải có chứng nhận kiểm nghiệm về khả năng tự phân hủy tại nước ngoài (do Việt Nam chưa có đơn vị nào được cấp phép kiểm nghiệm) với tiêu chuẩn và chi phí rất khắt khe, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩm này. Bên cạnh đó, nhà nước cũng chưa có cơ chế, chính sách cụ thể về đầu tư công nghệ, thuế, vay vốn... để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất, kinh doanh thân thiện môi trường...

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội nhằm giảm rác thải nhựa, túi ni-lông khó phân hủy trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tiêu dùng, Sở sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan đoàn thể, chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm rác thải nhựa, vận động doanh nghiệp, người dân hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Yêu cầu các đơn vị phân phối tiêu dùng như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... nghiêm túc triển khai thu gom, phân loại chất thải tại nguồn; thực hiện cam kết phòng chống, giảm rác thải nhựa đã ký; không cung cấp và sử dụng túi ni-lông khó phân hủy trong kinh doanh. Ðặc biệt, sẽ kết hợp các nhà cung cấp dần thay thế các sản phẩm bao gói, bao bì, màng bọc thân thiện với môi trường khi cung cấp vào siêu thị, cửa hàng, tiến tới chỉ nhập và bán các sản phẩm có bao gói thân thiện môi trường. "Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu giải pháp mà nhiều nước đã áp dụng hiệu quả, đó là luật hóa nghĩa vụ của các doanh nghiệp sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa trong thu hồi, tái chế hoặc xử lý chất thải của các sản phẩm mà họ sản xuất, để hạn chế sử dụng túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần" - Phó Giám đốc Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Tuy nhiên, thói quen sử dụng đồ nhựa một lần và túi ni-lông khó phân hủy vẫn diễn ra phổ biến trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng, đòi hỏi những giải pháp kiên trì và lâu dài hơn.

Tăng cường sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường

Sở hữu chuỗi bán lẻ lớn nhất cả nước, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce (Tập đoàn MASAN) đã triển khai các giải pháp "Vinmart xanh, khách hàng xanh và nhà cung cấp xanh" tại 2.200 điểm bán lẻ Vinmart và Vinmart + trên cả nước, trong đó có 850 điểm bán lẻ trên địa bàn Hà Nội. Ðại diện hệ thống này cho biết, Vinmart đã đồng loạt giảm hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng một lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường. Khách hàng tự sử dụng túi đựng nhiều lần của mình sẽ được khuyến mại giảm giá hoặc trừ tiền trên hóa đơn; tặng túi mua sắm sử dụng nhiều lần với những khách hàng tích cực hưởng ứng chương trình bảo vệ môi trường...

Ðối với nhà sản xuất, Vinmart hỗ trợ cho những đối tác cung ứng các sản phẩm thân thiện môi trường bằng nhiều chính sách đặc biệt như: được ưu tiên trưng bày tại siêu thị, được quảng cáo, đặt biển nhận diện... Ðây là những quyền lợi quan trọng để khuyến khích các nhà cung cấp đồng hành phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường và lan tỏa ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường.

Các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị bán lẻ như Aeon, MM Mega Market, Lan Chi, Vincom... đã tích cực triển khai hạn chế túi ni-lông khó phân hủy. Theo Sở Công thương Hà Nội, đến nay đã có khoảng 140 trong tổng số 170 siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn không sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, chuyển đổi sử dụng túi tự hủy sinh học, túi môi trường sử dụng nhiều lần đạt 83% số chỉ tiêu thành phố giao. Hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm dùng một lần như khay, hộp, đĩa, tô… được sản xuất từ bã mía, thực hiện bao gói rau, củ, quả bằng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên. Ðồng thời, ngừng cung cấp ống hút nhựa, thay thế bằng sử dụng ống hút sản xuất từ nhiều nguyên liệu tự nhiên như giấy, gạo, tre nứa… tại các khu vực kinh doanh ăn uống.

Bên cạnh đó, một số đơn vị sản xuất như Công ty TNHH Công nghệ và Dịch vụ thương mại Lạc Trung, Công ty CP Công nghệ Xenlulo, Tập đoàn An Phát Holdings… đã đầu tư công nghệ mới, từng bước chuyển đổi sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường từ nhựa phế thải hoặc các sản phẩm có khả năng tự hủy sinh học. Sản phẩm của các đơn vị này đã được các hệ thống siêu thị lớn trên địa bàn đặt hàng, đưa vào sử dụng trong hệ thống.

Ðồng bộ từ sản xuất tới tiêu dùng

Tuy đã được quan tâm, giảm thiểu tại các siêu thị, trung tâm thương mại, nhưng hiện tại các chợ, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn thành phố, tình trạng sử dụng túi ni-lông và các sản phẩm nhựa một lần trong hoạt động kinh doanh, mua sắm vẫn còn phổ biến. Hầu hết những tiểu thương kinh doanh tại các chợ, hàng quán trên các tuyến phố... vẫn đang sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, nhiều loại hộp nhựa, cốc nhựa, thìa... dùng một lần. Chị Trần Thanh Bình, bán hàng rau củ tại chợ Thạch Bàn (quận Long Biên) cho biết: "Các vật dụng từ nhựa có giá rẻ, tiện lợi, dễ mua… cho nên tôi vẫn quen sử dụng để đựng đồ cho khách. Nếu đầu tư sang các sản phẩm thân thiện với môi trường thì giá thành cao hơn". Bên cạnh đó, công tác phân loại rác tại nguồn cũng chưa được đơn vị quản lý, kinh doanh quan tâm, thực hiện.

Theo nhiều doanh nghiệp, do yêu cầu túi ni-lông và các vật dụng thân thiện với môi trường, trước khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận phải có chứng nhận kiểm nghiệm về khả năng tự phân hủy tại nước ngoài (do Việt Nam chưa có đơn vị nào được cấp phép kiểm nghiệm) với tiêu chuẩn và chi phí rất khắt khe, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩm này. Bên cạnh đó, nhà nước cũng chưa có cơ chế, chính sách cụ thể về đầu tư công nghệ, thuế, vay vốn... để khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất, kinh doanh thân thiện môi trường...

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội nhằm giảm rác thải nhựa, túi ni-lông khó phân hủy trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tiêu dùng, Sở sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan đoàn thể, chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm rác thải nhựa, vận động doanh nghiệp, người dân hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Yêu cầu các đơn vị phân phối tiêu dùng như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... nghiêm túc triển khai thu gom, phân loại chất thải tại nguồn; thực hiện cam kết phòng chống, giảm rác thải nhựa đã ký; không cung cấp và sử dụng túi ni-lông khó phân hủy trong kinh doanh.

Ðặc biệt, sẽ kết hợp các nhà cung cấp dần thay thế các sản phẩm bao gói, bao bì, màng bọc thân thiện với môi trường khi cung cấp vào siêu thị, cửa hàng, tiến tới chỉ nhập và bán các sản phẩm có bao gói thân thiện môi trường. "Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu giải pháp mà nhiều nước đã áp dụng hiệu quả, đó là luật hóa nghĩa vụ của các doanh nghiệp sản xuất nhựa và các sản phẩm từ nhựa trong thu hồi, tái chế hoặc xử lý chất thải của các sản phẩm mà họ sản xuất, để hạn chế sử dụng túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần" - Phó Giám đốc Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Nguyên Trang

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tranghanoi-tin-chung/giam-rac-thai-nhua--628498/