Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Những dị ứng thực phẩm xảy ra cao nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi và ít phổ biến ở người lớn do sự khác biệt chủ yếu trong hệ miễn dịch của trẻ nhỏ so với người lớn.

Tình trạng dị ứng thực phẩm đang ngày một gia tăng, vì vậy bạn phải tự hỏi về những nguy hại có thể xảy ra cho con bạn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Khảo sát Quốc gia về Dự phòng, tỷ lệ dị ứng thực phẩm ở trẻ em dưới 18 tuổi tăng từ 3,4 phần trăm lên 5,1 phần trăm giữa năm 1997 và năm 2011.

Dị ứng thực phẩm là gì?

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công protein có trong thực phẩm mà nó có thể là một mối đe dọa đối với cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa hoặc sưng miệng, cổ họng, mặt hoặc da, khó thở, đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn. Nếu dị ứng thực phẩm xảy ra nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Để xác định dị ứng thực phẩm và tránh những hạn chế về chế độ ăn uống không cần thiết, bạn nên đưa con bạn đến bác sĩ để chẩn đoán. Bạn không nên tự chẩn đoán tình trạng của con mình.

Những dị ứng phổ biến

Viện các bệnh dị ứng và nhiễm trùng Quốc gia báo cáo rằng 5 phần trăm trẻ em ở Mỹ bị dị ứng thực phẩm. Những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em là sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây, đậu nành và lúa mì. Những thực phẩm này, cùng với cá và động vật có vỏ, chiếm tới 90% các dị ứng thực phẩm (trong số trẻ em và người lớn).

Các mẹo giúp làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm ở trẻ em

Đặc biệt chú ý đến việc cho con bú trong những năm đầu tiên của con bạn, nhất là khi cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã được chẩn đoán bị bệnh dị ứng. Mặc dù các mẹo này không thể đảm bảo trẻ sẽ không bị dị ứng thực phẩm, nhưng nó có thể giúp giảm nguy cơ.

Bú sữa mẹ đặc biệt trong 6 tháng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm da dị ứng và thở khò khè ở trẻ so với việc cho trẻ uống sữa bò. Việc sử dụng sữa bột cho trẻ sơ sinh từ đậu nành dường như cũng không đóng vai trò trong việc phòng ngừa dị ứng.

Nếu bất cứ lúc nào bé phản ứng xấu với thức ăn, chẳng hạn như đột nhiên xuất hiện tình trạng ở da, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy quá mức, hoặc nếu bạn có bất cứ lý do gì nghi ngờ dị ứng thực phẩm, hãy gọi cho bác sĩ nhi khoa của bạn ngay lập tức.

Giữ cho con khỏe mạnh và an toàn

Một khi bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia về dị ứng của bạn đã kiểm tra và xác nhận dị ứng thực phẩm, bạn cần phải cẩn thận khi tránh cho trẻ ăn các thực phẩm. Luôn đọc nhãn thực phẩm và nếu bạn không chắc chắn về một số thành phần, hãy gọi cho nhà sản xuất để biết chi tiết. Phổ biến với gia đình, người chăm sóc và giáo viên về dị ứng của con bạn. Một số người không biết việc bị dị ứng thực phẩm nghiêm trọng như thế nào. Ngoài ra, hãy chắc chắn con bạn cũng biết những vấn đề dị ứng của cơ thể để có trách nhiệm tự bảo vệ mình trước thực phẩm dị ứng.

Nguồn Eatright

Viêm mũi dị ứng nặng tới mấy lấy lá ngải cứu làm theo cách này cũng khỏi ngay nhanh hơn dùng thuốc tây

Viêm mũi dị ứng nặng tới mấy lấy lá ngải cứu làm theo cách này cũng khỏi ngay nhanh hơn dùng thuốc tây lại chẳng hề tốn kém.

Bác sĩ chỉ cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng trong những ngày thay đổi thời tiết

Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ thường có biểu hiện chảy nước mũi, hắt hơi, tắc, ngứa mũi.

Quỳnh Vy

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/giam-nguy-co-di-ung-thuc-pham-o-tre-em-c5a137183.html