Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc: Văn hóa ứng xử tạo môi trường làm việc thân thiện, khoa học, văn minh

Xã hội hiện nay, một số người quan niệm đơn giản rằng: ứng xử với người mình giao tiếp thế nào cũng được, nghĩa là lợi ích của mình được bảo đảm và lợi ích của đối tác không bị thiệt thòi. Họ không hiểu rằng phép lịch sự, cách đối nhân xử thế trong các mối quan hệ trong giao tiếp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội.

Nụ cười luôn nở trên môi khi công dân đến làm việc

Trao đổi với PV Vanhien.vn về cách ứng xử văn hóa trong công sở, ông Nguyễn Đức Tài, Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc chia sẻ.
Ông Nguyễn Đức Tài: Trước hết tôi xin cảm ơn Nhà báo đã quan tâm đế Sở Xây dựng Vĩnh phúc, và dành cho cho tôi một số nội dung về chủ đề Văn hóa công sở (VHCS), đây là chủ đề đang được xã hội quan tâm. Là cơ quan quản lý cấp tỉnh chúng tôi nhận thức VHCS, văn hóa ứng xử có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của cơ quan mình, để tạo ra môi trường làm việc thân thiện, khoa học, văn minh.
Pv: Trong cuộc sống đôi khi ai cũng gặp những khó khăn, lúc vui, lúc buồn. Ông cho biết làm thế nào để luôn được tươi cười vui vẻ? Nhất là việc hiện nay ông đang làm Giám đốc một sở lớn của tỉnh Vĩnh Phúc.
Ông Nguyễn Đức Tài: Bản thân tôi với cương vị là người đứng đầu một Sở quản lý nhà nước về Xây dựng trên địa bàn, là tỉnh đang phát triển khối lượng công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng nhiều, áp lực hoàn thành các công việc đảm bảo tiến độ và chất lượng rất lớn. Để luôn được tươi cười vui vẻ trong giao tiếp và ứng xử với Nhân dân, cán bộ, công chức và nhân viên trước hết bản thân tôi phải gương mẫu trong thực hiện chính sách và pháp luật. Không tự đề cao bản thân mình, luôn lắng nghe các ý kiến khác nhau; chia sẻ, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc; phân bổ thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, đôi khi thêm một chút hài hước để giảm căng thẳng. Từ đó công việc được giải quyết hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, tạo ra sự đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, công chức của Sở, đem đến sự hài lòng cho tổ chức và cá nhân khi đến làm việc tại Sở.
Pv: Ông cho biết hiện nay đơn vị mình đã có bộ quy tắc ứng xử văn hóa nơi công sở chưa?
Ông Nguyễn Đức Tài: Căn cứ Quyết định số 3569/QĐ-CT ngày 05/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở (VHCS) tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Xây dựng ban hành Quyết định số 215/QĐ-SXD ngày 01/7/2016 về việc ban hành quy chế văn hóa công sở tại cơ quan Sở Xây dựng. Quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức và nhân viên Sở Xây dựng và việc bài trí công sở tại cơ quan Văn phòng Sở Xây dựng. Trong Quy chế đã quy định cụ thể về trang phục; việc đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ; các hành vi bị cấm đối vưới CCNV như: hút thuốc lá, nói tục, sử dụng đồ uống có cồn tại công sở.
Mục đích đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của Sở; xây dựng chuẩn mực phong cách ứng xử của cán bộ, công chức, nhân viên trong quá trình thực thi công vụ và đại diện tổ chức, công dân đến giao dịch tại Sở, góp phần hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách chuyên nghiệp, hàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Pv: Theo ông một người đứng đầu một cơ quan ông có những phương pháp gì và làm thế nào để thực hiện tốt văn hóa ứng xử và giao tiếp nơi công sở?
Ông Nguyễn Đức Tài: VHCS được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa Công chức, nhân viên (CCNV) – người đại diện cơ quan hành chính nhà nước với công dân và giữa CCNV với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động công vụ. Khi VHCS của CCNV được nâng cao sẽ tác động thay đổi theo hướng tích cực với văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc. Bên cạnh đó, VHCS còn là biểu hiện của một xã hội văn minh. Để thực hiện tốt văn hóa ứng xử và giao tiếp nơi công sở tôi đã chỉ đạo cán bộ, công chức và nhân viên phải luôn gương mẫu trước nhân dân trong thực hiện chính sách và pháp luật, phải nhã nhặn, luôn lắng nghe ý kiến của Nhân dân, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Cán bộ, công chức, nhân viên không được hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Các cán bộ, công chức, nhân viêc thực hiện tốt sẽ được biểu dương, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
PV: Theo ông, trong văn hóa ứng xử chứng ta có nên thay đổi cách xưng hô chú, bác, dì, cậu, con, cháu trong công sở không? Nếu thay đổi thì nên gọi như thế nào cho phù hợp?
Ông Nguyễn Đức Tài: Theo tôi trong văn hóa ứng xử chúng ta nên thay đổi cách xưng hô chú, bác, dì, cậu, con, cháu trong công sở. Bởi công sở là nơi làm việc, nhưng người trong công sở là đồng chí, đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới, là người dân. Việc xưng hô chú, bác, dì, cậu, con, cháu chỉ dành cho xưng hô trong gia đình. Hằng ngày, tại nơi làm việc xưng hô với người dân hoặc với đồng nghiệp nên xưng hộ’ Ông – Bà”, “Anh – Chị”. Lãnh đạo xưng hô với nhân viên nên xưng hô “Tôi – Anh/Chị”, hoặc tên riêng với những người đồng độ tuổi…Theo tôi, vấn đề này cần thực hiện linh hoạt, dựa trên văn hóa và tập quán của người Việt Nam.
Pv: Thưa ông, hình thức tổ chức huấn luyện văn hóa công sở ở đơn vị mình như thế nào là tốt? Mời báo cáo viên nhiều lần trong một năm (có thể trùng vào những đợt tuyển dụng) hay cơ quan tự tổ chức để người lãnh đạo nhắc nhở thường xuyên (theo bài bản và nội dung cụ thể), phương pháp nào có tác dụng tốt hơn?
Ông Nguyễn Đức Tài: Theo tôi, huấn luyện VHCS tại đơn vị nên tự tổ chức để người lãnh đạo nhắc nhở thường xuyên. Việc này phải tổ chức thường xuyên với độ ngũ cán bộ, công chức, phải kịp thời uốn nắn mọi lúc mọi nơi chứ không thể chờ tổ chức hội nghị mời báo cáo viên. Đồng thời cùng với các hình thức thì Lãnh đạo cơ quan luôn phải là người gương mẫu thực hiện để các nhân viên chấp hành theo.
Pv: Hiện giờ không có một chuẩn mực hay bài học cụ thể để giáo dục đại đa số người dân về văn hóa ứng xử, nên việc ứng xử một cách "có văn hóa" đôi khi cũng khó khăn với cả những người được cho là "có văn hóa" (được học hành/giáo dục đầy đủ). Vậy với tình hình đó, theo ông nhà nước cần cải tổ hay khuyến khích, hoặc đẩy mạnh tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho người dân bằng cách nào?
Ông Nguyễn Đức Tài: Văn hóa ứng xử là hệ thống các giá trị, chuẩn mực điều chính mối quan hệ giũa các cá nhân với nhau, cá nhân với cộng đồng. Đề cấp đến văn hóa ứng xử thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói trong giao tiếp. Theo tôi trước hết cần uốn nắn nhận thức, thái độ, hành vi lệch chuẩn, muốn vậy, cần phải thực hiện một số giải pháp sau”.
- Phải nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giáo dục văn hóa ứng xử nói chung, VHCS nói riêng.
- Đảng ủy, các chi bộ phải xác định giáo dục văn hóa ứng xử, VHCS là một tấm gương về trong những nội dung trọng tâm của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống.
- Lãnh đạo phải là người mẫu mực về đạo đức, lối sống, nhân cách, phải là tấm gương về văn hóa ứng xử để cán bộ, công chức, viên chức và mọi người làm theo.
PV: Đã có quy chế văn hóa công sở, nhưng cán bộ ở một số cơ quan hành chính của nhà nước vẫn chưa thực hiện theo. Chúng tôi cũng biết rằng cũng do đồng lương chưa thỏa đáng mà họ chưa nhiệt tình. Theo ông nên có biện pháp gì có hiệu quả hơn không?
Ông Nguyễn Đức Tài: Quy chế VHCS đã có nhưng thực hiện theo quy chế VHCS lại là chuyện khác. Vấn đề này không bị ảnh hưởng bởi tiền lương mà nó xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp, thói quen của mỗi người. Có thể do sự giáo dục ở gia đình, ở cơ quan và xã hội còn quá ít cho nên ngày nay còn quá nhiều người ứng xử thiếu văn hóa đến thế.
Về biện pháp, theo tôi phải có những nội quy bắt buộc mọi người thực hiện, có kiểm tra, có đánh giá, chấm điểm đạo đức và phải làm thường xuyên, liên tục, không nên làm theo kiểu quy định cho có, hô hào khẩu hiệu nơi công sở.
PV:Trường hợp nếu phát hiện cán bộ đi thanh, kiểm tra nếu nhận hối lộ thì sẽ xử lí, ứng xử văn hóa như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Tài: Trường hợp nếu phát hiện cán bộ đi thanh tra, kiểm tra nhận hối lộ sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, tuy nhiên để bảo đảm khách quan, chính xác, đúng quy trình, lãnh đạo Sở sẽ chỉ đạo:
- Yêu cầu cán bộ vi phạm làm tường trình nêu rõ nguyên nhân vi phạm; tự kiểm điểm, đánh giá nhận thức về hành vi của mình.
- Tùy mức đố vi phạm mà xử lý bằng các hình thức:
+ Nếu mức độ nhẹ, chưa gây hậu quả, có thể xử lý nội bộ: Nghiệm khác kiểm điểm rút kinh nghiệm; Cảnh cáo; chuyển vị trí công tác…
+ Nếu mức độ lớn hơn, gây hậu quả, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan đơn vị, ngành…phải xử lý vụ việc theo pháp luật; buộc thôi việc; chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra…
PV: Thưa ông, không phải ai đã được huấn luyện văn hóa công sở cũng áp dụng vào công việc. Có nhiều người vì cá tính (không cởi mở, cộc cằn,...) mà có thái độ không lịch sự với người xung quanh, mà chính họ cũng không biết, hoặc không sửa dù đã được nhắc nhở, phê bình, Sở mình phải làm sao? Cảm ơn ông.
Ông Nguyễn Đức Tài: Đối với hành vi thiếu văn hóa nơi công sở, bên cạnh các chế tài để xử lý thì quan trọng nhất vấn là ý thức tự giác của mỗi người. Thực hiện văn hóa ứng xử nơi công sở thúc đẩy, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, tạ bầu không khí làm việc cơi mở, hài hòa, giúp mỗi cá nhân có điều kiện tốt nhất để phát huy năng lực và đạo hiệu quả cao trong công việc. Cán bộ, nhân viên chính là hạt nhân quan trọng của cơ quan, đơn vị. Chính vì lẽ đó, việc thực hiện văn hóa ứng xử nới công sở trở nên vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Việc ứng xử có văn hóa nơi công sở thực tế mang lại nhiều lợi ích. Văn hóa ứng xử mà cụ thể hơn là văn hóa ứng xử nơi công sở chính là thước đo sự văn minh của mỗi cán bộ, công nhân viên hay nói cách khác văn hóa ứng xử phản ánh nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong mỗi trường làm việc công sở. Nếu chỉ biết đặt “cái tôi” của mình lên trên hết để rồi ứng xử không đúng mực, người đó không chỉ tự làm xấu hình ảnh của chính mình mà còn gây tổn thương cho người khác. Để cơ quan không có những nhân viên ứng xử thiếu văn hóa và không lịch sự (dù đã được nhắc nhở) thì cần phải thực hiện xử lý theo chế tài quy đinh, hạ thi đua trong tháng, đánh giá xếp loại cán bộ cuối năm, và có thể kỷ luật.
Cách ứng xử có văn hóa hay văn hóa ứng xử của người Việt Nam hiện nay qua câu tục ngữ dân gian “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Câu tục ngữ hiểu biết về các phong tục, tập quán của đời đó là sự đúc kết kinh nghiệm sống của nhân sống xã hội nơi mình sinh sống. Người có dân ta từ bao đời nay, từ quá khứ đến hiện cách ứng xử đúng đắn (được giáo dục, đào tạo về cách ứng xử có văn hóa và phép lịch sự) phải tuân theo những chuẩn sự trong giao tiếp, với cộng đồng xã hội.

Tiến Dũng

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/giam-doc-so-xay-dung-vinh-phuc-van-hoa-ung-xu-tao-moi-truong-lam-viec-than-thien-khoa-hoc-van-minh-72525