Giám đốc Rosoboronexport: 'Việt Nam là khách hàng tiềm năng của xe tăng T-14 Armata'

Trong ngày khai mạc Triển lãm Army-2020 hôm 23/8, Nga đã công bố những vũ khí chính thức được chào bán và một số khách hàng tiềm năng.

Trong vòng 5 hoặc 6 năm tới, Nga sẽ cung cáp cho thị trường thế giới khoảng 50 hệ thống vũ khí mới. "Rosoboronexport có kế hoạch cung cấp gần 50 hệ thống vũ khí mới cho thị trường vũ khí quốc tế. Đây là những sản phẩm cuối cùng liên quan đến hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu và vận tải quân sự, cũng như áo giáp, khí tài hải quân và pháo binh", Giám đốc điều hành Rosoboronexport Alexander Mikheyev cho biết trong ngày khai mạc Army 2020.

Trong vòng 5 hoặc 6 năm tới, Nga sẽ cung cáp cho thị trường thế giới khoảng 50 hệ thống vũ khí mới. "Rosoboronexport có kế hoạch cung cấp gần 50 hệ thống vũ khí mới cho thị trường vũ khí quốc tế. Đây là những sản phẩm cuối cùng liên quan đến hệ thống phòng không, máy bay chiến đấu và vận tải quân sự, cũng như áo giáp, khí tài hải quân và pháo binh", Giám đốc điều hành Rosoboronexport Alexander Mikheyev cho biết trong ngày khai mạc Army 2020.

"Trong số những vũ khí thế hệ mới điển hình được xuất khẩu có thể kể đến là xe tăng T-14 Armata, tiêm kích tàng hình Su-57, gia đình súng trường của Kalashnikov, radar 59N6-TE. Cùng với những sản phẩm mới là những vũ khí đã quen với thị trường như Su-30MKI, Su-35 và MiG-29M/M2...", giám đốc Mikheyev cho biết thêm.

Theo vị giám đốc Nga, để nhận được giấy phép xuất khẩu, tăng Armata đã hoàn thành bài thử nghiệm chiến đấu trong môi trường thực chiến tại Syria. Hiện nay những khách hàng tiềm năng của cỗ tăng thế hệ mới này bao gồm Ấn Độ, Ai Cập, Việt Nam và Belarus.

"Nhờ các công nghệ mới và khả năng tiên tiến, T-14 Armata sẽ trở nên rất hấp dẫn đối với các quốc gia muốn đạt được lợi thế so với những nước láng giềng. Bạn có thể kể tên ít nhất 5 quốc gia muốn mua T-14, đó là Ấn Độ, Belarus, Algeria, Việt Nam và Ai Cập", nguồn tin cho biết.

Ấn Độ là khách hàng lớn nhất của xe tăng T-72 và T-90 của Nga, họ đã thể hiện sự quan tâm đến xe tăng T-14 và có thể sớm đặt mua tới hàng ngàn chiếc cùng công nghệ chế tạo.

Belarus cho đến nay phụ thuộc vào xe tăng T-72B hiện đại hóa. Tuy nhiên, nước láng giềng Ba Lan muốn mua K2 Black Panther tiên tiến của Hàn Quốc. Để duy trì cân bằng quân sự với Warsaw, Minsk có thể sẽ mua những chiếc xe tăng mới nhất từ Nga.

Algeria trong nhiều thập kỷ mua thiết bị quân sự của Nga với số lượng đáng kể. Lực lượng xe tăng của họ được coi là một trong những thế lực mạnh nhất ở châu Phi. Có lẽ đó là lý do tại sao không ai dám tấn công đất nước này.

Việt Nam cũng là khách hàng mua chính của công nghệ quân sự Nga. Hàng chục chiếc T-90 đã trong trang bị. Đây là lý do khiến Việt Nam có thể sẽ mua T-14 Armata. Hiện phía Việt Nam vẫn chưa có thông tin chính thức nào về vấn đề này.

Theo Đan Nguyên/Đất Việt

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/giam-doc-rosoboronexport-viet-nam-la-khach-hang-tiem-nang-cua-xe-tang-t-14-armata-1426321.html