Giai thoại về 2 con voi bằng vàng được vua Hàm Nghi ban tặng cho một địa phương

Vị vua triều Nguyễn đã tặng cho địa phương này 2 con voi bằng vàng, 2 thanh kiếm, 40 đạo sắc phong.

Xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những nơi vua Hàm Nghi từng chọn làm căn cứ chống Pháp trong phong trào Cần Vương. Khi ở đây, vị vua triều Nguyễn đã tặng cho địa phương 2 con voi bằng vàng, 2 thanh kiếm, 40 đạo sắc phong. Hiện tại, xã được xem là "bảo tàng lịch sử" khi đang còn lưu giữ rất nhiều bảo vật nhà vua ban tặng.

Xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là một trong những nơi vua Hàm Nghi từng chọn làm căn cứ chống Pháp trong phong trào Cần Vương. Khi ở đây, vị vua triều Nguyễn đã tặng cho địa phương 2 con voi bằng vàng, 2 thanh kiếm, 40 đạo sắc phong. Hiện tại, xã được xem là "bảo tàng lịch sử" khi đang còn lưu giữ rất nhiều bảo vật nhà vua ban tặng.

Cứ 2 năm một lần, vào ngày 7 tháng giêng, xã Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) tổ chức lễ hội Hàm Nghi - Sơn Phòng (lễ rước sắc phong vua Hàm Nghi). Lễ hội được tổ chức ở cả 3 đền: Đền Trần Lâm, đền thờ Vua Hàm Nghi và đền Công Đồng. Trước sự chứng kiến của lãnh đạo huyện, xã và người dân, buổi lễ bàn giao bảo vật của vua Hàm Nghi gồm 2 con voi bằng vàng, nghê bằng đồng, bảo kiếm, lục lạc bằng đồng đen, sắc phong từ nhà cố đạo cũ đến nhà cố đạo mới được diễn ra.

Vua Hàm Nghi (1872-1944), tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch. Ông là vị hoàng đế thứ tám của triều Nguyễn. Hàm Nghi là em trai của 2 vua Đồng Khánh và Kiến Phúc. Bố ông, Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai là người duy nhất trong sử Việt không làm vua nhưng có 3 con làm vua.

Thượng thư Tôn Thất Thuyết là một trong những đại thần nổi danh triều Nguyễn, người đứng đầu phe chủ chiến chống lại quân Pháp xâm lược. Ông chính là người đưa vua Hàm Nghi lên ngôi rồi nhân danh nhà vua phát chiếu Cần Vương chống giặc cứu nước. Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc lánh nạn và qua đời ở đó.

Thầy giáo Nguyễn Nhuận (Nguyễn Văn Nhuận) quê tỉnh Quảng Bình ngày nay, là thầy học của Hàm Nghi, rất được vua kính trọng. Sau này, khi bắt được vua Hàm Nghi, quân Pháp không có cách gì nhận ra ông. Chỉ khi chúng đưa thầy Nguyễn Nhuận tới, vua Hàm Nghi đứng dậy vái chào, người Pháp mới chắc rằng đã bắt được vua xứ An Nam.

Cần Vương là phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra trên địa bàn rộng lớn nhưng tập trung nhất ở các tỉnh miền Trung. Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê đều là những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào Cần Vương. Trong đó, khởi nghĩa Hương Khê do thủ lĩnh Phan Đình Phùng lãnh đạo ở Hà Tĩnh từ năm 1885 đến 1896 chính là đỉnh cao của phong trào này.

Cuối tháng 8/1888, vua Hàm Nghi bị hai tên lính phản bội là Nguyễn Đình Tình và Trương Quang Ngọc bắt nộp cho Pháp. Đầu năm 1889, vua bị đày tới thuộc địa Algeria của Pháp ở châu Phi. Năm 1904, ông đính hôn với bà Marcelle Laloe, con gái của chánh án tòa thượng phẩm Alger.

Lấy vợ ngoại quốc Marcelle Laloe, ông có 3 con gồm: 2 công chúa Như Mai và Như Lý cùng hoàng tử Minh Đức. Trong đó, công chúa Như Mai học rất giỏi, bảo vệ luận án thạc sĩ ở Pháp, trở thành công chúa đầu tiên trong sử Việt tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/giai-thoai-ve-2-con-voi-bang-vang-duoc-vua-ham-nghi-ban-tang-cho-mot-dia-phuong/20201206090410784