Giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.

Xem lại vấn đề năng suất lao động

Theo ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), nhìn vào bức tranh kinh tế của đất nước có sự thay đổi tích cực, 12/12 hoàn và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao. Tuy nhiên, xét về chỉ năng suất lao động được đề cập trong báo cáo. Bởi lẽ, những năm trước năng suất lao động chỉ đạt 3,5 - 4%, nhưng đến năm 2018 lại có bước nhảy rất nhanh là 6%, trong khi năm 2017 xấp xỉ 5%.

Toàn cảnh phiên họp của Tổ 3

Toàn cảnh phiên họp của Tổ 3

Cũng theo ĐB Lợi, có một điểm bất hợp ý hiện nay là tốc độ tăng tiền lương bao giờ cũng cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động là yếu tố quan trọng, thúc đẩy kinh tế phát triển - xã hội, do đó, tốc độ năng suất lao động đạt 6% cho thấy kinh tế phát triển.

Vì vậy, Chính phủ cần có đánh giá vì sao năng suất lao động lại có sự phát triển nhanh như thế?. “Nếu năng suất lao động thực sự có sự vượt bậc như báo cáo thì đó là điều đáng mừng. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị, cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR), bởi ICOR dù chỉ số này có giảm nhưng vẫn ở mức cao 5,97, điều này Chính phủ phải đánh giá lại xem con số này có sát thực hay không” - ĐB Bùi Sỹ Lợi đề nghị.

Nặng con số kinh tế, nhẹ vấn đề xã hội

Cũng dưới khía cạnh xã hội, ĐB Đinh Thị Bình (Phú Thọ) nêu vấn đề đáng suy ngẫm: “Tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất trong thập niên. Đó là điều rất mừng. Nhưng, liệu rằng người Việt có thực sự hạnh phúc hay không lại là vấn đề cần bàn?” ĐB Đinh Thị Bình chia sẻ: Hệ thống nhà vệ sinh và công trình nước sạch của các trường mầm non hiện nay còn thiếu rất nhiều.

Nếu các đại biểu đi về địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi thì sẽ thấy rõ. Đối với hệ thống các trường tiểu học, mặc dù số nhà vệ sinh không nhiều nhưng các cháu được ra chơi khoảng 30 phút. Khung thời gian này đủ để các cháu thay phiên nhau đi vệ sinh. Còn ở các trường Trung học cơ sở thì rất là khó khăn.

Liên quan đến báo cáo, một số ĐB cho rằng, trong báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế- xã hội thì đánh giá về kinh tế rất kỹ, nhưng xã hội chưa thực sự đậm nét. Nhiều đại biểu cho rằng, bên cạnh sự phát triển kinh tế thời gian qua, thì xã hội đã bộc lộ nhiều vấn đề. Đó là bạo lực học đường, tai nạn giao thông, tình hình tội phạm nghiêm trọng ngày càng diễn biến phức tạp.

Bởi thế, các đại biểu đề nghị, các cơ quan cần phối hợp có giải pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng này, báo cáo của Chính phủ cần làm đậm nét hơn về thực trạng này. Trước tình trạng sử dụng, lạm dụng rượu bia gây tai nạn giao thông liên tiếp thời gian qua, gây bức xúc dư luận, nhiều ĐB đề nghị tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nên xem xét để ban hành nghị quyết về vấn đề này.

“Quốc hội xem xét ban hành một Nghị quyết chung về kinh tế - xã hội hoặc một nghị quyết chuyên đề về ngăn chặn tai nạn giao thông do sử dụng và lạm dụng rượu bia”- ĐB Bùi Sỹ Lợi kiến nghị.

Cũng dưới khía cạnh xã hội, ĐB Đinh Thị Bình (Phú Thọ) nêu vấn đề đáng suy ngẫm: “Tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất trong thập niên. Đó là điều rất mừng. Nhưng, liệu rằng người Việt có thực sự hạnh phúc hay không lại là vấn đề cần bàn?” ĐB Đinh Thị Bình chia sẻ: Hệ thống nhà vệ sinh và công trình nước sạch của các trường mầm non hiện nay còn thiếu rất nhiều.

Nếu các đại biểu đi về địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi thì sẽ thấy rõ. Đối với hệ thống các trường tiểu học, mặc dù số nhà vệ sinh không nhiều nhưng các cháu được ra chơi khoảng 30 phút. Khung thời gian này đủ để các cháu thay phiên nhau đi vệ sinh. Còn ở các trường Trung học cơ sở thì rất là khó khăn. Thực tế mỗi trường học chỉ có 1 - 2 nhà vệ sinh, trong khi số lượng học sinh khoảng 500 - 600 em. Thời gian gia chơi của các em chỉ có 5 phút, nên không đủ thời gian để đi vệ sinh, gây nên tình trạng quá tải”.

Bên cạnh đó, ĐB Bình cũng nêu lên nhiều bất cập của ngành giáo dục, nhất là việc rèn luyện đạo đức lối sống, kỹ năng sống và ứng xử văn hóa trong môi trường học đường. Cụ thể, trước hàng loạt vụ việc bạo lực học đường xảy ra trong thời gian qua, nhất là chuyện giáo viên đánh học trò, theo tôi, không chỉ học sinh mà ngay cả nhà giáo và phụ huynh cũng cần phải được tăng cường giáo dục đạo đức và kỹ năng sống”- ĐBBình chia sẻ.

Nỗi lo nguồn thu

Liên quan đến báo cáo, một số ĐB cho rằng, trong báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế- xã hội thì đánh giá về kinh tế rất kỹ, nhưng xã hội chưa thực sự đậm nét. Nhiều đại biểu cho rằng, bên cạnh sự phát triển kinh tế thời gian qua, thì xã hội đã bộc lộ nhiều vấn đề.

Đó là bạo lực học đường, tai nạn giao thông, tình hình tội phạm nghiêm trọng ngày càng diễn biến phức tạp. Bởi thế, các đại biểu đề nghị, các cơ quan cần phối hợp có giải pháp tích cực để ngăn chặn tình trạng này, báo cáo của Chính phủ cần làm đậm nét hơn về thực trạng này. Trước tình trạng sử dụng, lạm dụng rượu bia gây tai nạn giao thông liên tiếp thời gian qua, gây bức xúc dư luận, nhiều ĐB đề nghị tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nên xem xét để ban hành nghị quyết về vấn đề này.

Thảo luận về về tình hình cân đối ngân sách, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, bội chi ngân sách từ mức hơn 200.000 tỷ đồng đã giảm xuống còn khoảng 191.000 tỷ đồng năm 2018. Với mức bội chi giảm so với dự toán, nợ công năm 2018 đã xuống mức 58,4%. Tuy nhiên, vẫn còn đó nỗi lo nguồn thu cho ngân sách.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Tài chính, thu ngân sách 4 tháng ước đạt hơn 517.000 tỷ đồng trong khi chi ngân sách chỉ là gần 430.000 tỷ đồng. Về vấn đề này các ĐB cho rằng, những khoản thu một lần như thu từ giao quyền sử dụng đất, hay từ dầu thô đều hoàn toàn thiếu tính bền vững. Trong khi ĐB Ngân lấy ví dụ với Thành phố Hồ Chí Minh, trong quý 1 năm nay, các khoản thu từ đất đã giảm tới 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đó, nhìn rộng ra các địa phương khác, do đó ta phải tính toán nguồn thu nào bù đắp, phải có nguồn thu ổn định đắp cho những khoản tới lúc nào đã sẽ cạn kiêt."

Đồng tính ý kiến này, ĐB Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) cũng bày tỏ lo lắng về tính bền vững của nguồn thu hiện tại. Ngoài ra, theo bà, nợ đọng thuế hiện vẫn cao trong đó số không có khả năng thu lên tới hơn 30.000 tỷ đồng. Điều này theo bà thể hiện tính tuân thủ pháp luật hiện chưa nghiêm minh. Chính vì vậy, ĐB Mai đề xuất cần có giải pháp quyết liệt hơn như tăng chế tài để đảm bảo sự chấp hành, tuân thu quy định pháp luật về thuế.

L.Hà- B.Duy

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/giai-quyet-tot-hon-cac-van-de-xa-hoi-91603.html