Giải phóng lãnh đạo bằng tự động hóa doanh nghiệp

Ngày 5/4 tại Hà Nội, Cty TNHH Đào Tạo Tư Vấn PDCA là tổ chức đào tạo và tư vấn giúp giải phóng lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, đi lên từ nghề bằng giải pháp tự động hóa và các mô hình tăng trưởng bền vững. Đây là mô hình đầu tiên ở Việt Nam đào tạo theo phương pháp 'cầm tay chỉ việc'.

Cái tên PDCA lấy cảm hứng từ chu trình quản lý PDCA (Plan – Do – Check – Action), PDCA hướng tới việc đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp hoạt động bài bản, phát triển, tự động. Giải pháp chính mà PDCA đưa đến là tự động hóa và quy trình hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời giải phóng lãnh đạo khỏi chính việc quản lý. Ước mơ lớn của PDCA là trở thành “cỗ máy sản xuất doanh nghiệp bài bản”.

Linh hồn của PDCA nằm chủ yếu ở chuyên gia giảng dạy, CEO kiêm chuyên gia chính Hoàng Đình Trọng - người được cộng đồng doanh nhân ví von như vị “bác sĩ” trong giới doanh nghiệp, với kinh nghiệm xây dựng doanh nghiệp gần 10 năm. Hiện tại anh đang là giám đốc Cty CP điện lạnh TST, Chủ tịch Cty TNHH đào tạo tư vấn PDCA, đồng thời là Phó Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chia sẻ:

Lãnh đạo không đơn thuần là “chỉ tay 5 ngón”

Có một thực trạng là gần 90% chủ doanh nghiệp ở Việt Nam đi lên từ nghề. Họ là những kỹ sư, là bác sỹ, kế toán, ca sỹ, luật sư… rất đam mê và thạo nghề, hiểu nghề, tự tích lũy được một số kinh nghiệm quản lý trong quá trình làm việc, có mối quan hệ tốt với khách hàng ruột… Từ đó, họ tự đứng ra lập Cty riêng. Tuy nhiên, trong chuyên môn, họ có thể rất giỏi nhưng trong quản lý Cty, họ mới ở giai đoạn nhập môn.

Các CEO đi lên từ nghề có điểm chung là thiếu tư duy làm doanh nghiệp bài bản. Họ xây dựng Cty một cách bản năng, chắp vá, chưa biết cách điều hành Cty theo đúng nghĩa mà chỉ đơn thuần là săn các đầu việc và giao xuống cho nhân viên. Rồi từ đó mà các việc sự vụ phát sinh. Các CEO vô cùng bận rộn, hết làm việc chuyên môn lại rơi vào sự vụ: thân là CEO mà lúc nào bạn cũng phải trực tiếp chỉ đạo thậm chí là phải trực tiếp bắt tay vào giải quyết tất cả mọi việc to nhỏ, đối nội đối ngoại của Cty; tuyển dụng nhân viên nhưng rồi luôn bất an, mệt mỏi vì tình trạng nhân viên liên tục nghỉ việc; giao việc nhưng nhân viên không hiểu, không biết làm hoặc làm không hiệu quả; đau đầu vì mâu thuẫn nội bộ, phòng ban; làm ăn bao năm mà không có lãi… Và sau tất cả, họ không có thời gian cho bản thân, gia đình còn Cty thì cứ “đập đi, xây lại” chẳng biết bao giờ mới thành công.

Có thể thấy, lãnh đạo một doanh nghiệp không đơn thuần là “chỉ tay 5 ngón”, đứng trên nhân viên một bậc và giao việc xuống một cách nhàn nhã. Trên thực tế, các chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề thực sự phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãnh đạo cần được giải phóng khỏi doanh nghiệp của mình

Một thực trạng khác là 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên từ nghề phá sản, không dự nổi sinh nhật lần thứ 3 của mình. Đó là hậu quả tất yếu cho cách xây dựng Cty bản năng, chắp vá.

Các chủ doanh nghiệp SMEs cần được giải phóng khỏi các sự vụ để làm đúng chức năng của mình là định hướng chiến lược cho doanh nghiệp, làm thương hiệu, quan hệ đối tác, truyền cảm hứng cho nhân viên… Chỉ như vậy doanh nghiệp với phát triển lâu dài, bền vững.

Giải phóng lãnh đạo bằng tự động hóa doanh nghiệp

Một giải pháp được PDCA đưa đến là tự động hóa và quy trình hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động để giải phóng lãnh đạo khỏi chính việc quản lý.

Tại sao lại như vậy? Bởi giá trị của một doanh nghiệp được xây dựng từ những hệ thống, lưu trình, quy trình quản trị, quản lý của doanh nghiệp đó. Hệ thống có vững thì doanh nghiệp mới vững. Vì vậy, thay vì chỉ tập trung vào việc bán hàng, chủ doanh hãy đầu tư thời gian, trí lực xứng đáng để xây dựng hệ thống quản trị, quản lý trong Cty một cách bài bản, khoa học.

Có hệ thống tốt, doanh nghiệp xây dựng được một “đế chế” không phụ thuộc vào con người hay chính bản thân chủ doanh nghiệp. Có hệ thống tốt, chủ doanh nghiệp có thể điều hành nhiều nhưng vẫn nhàn, vẫn có thời gian bên gia đình, bạn bè. Mỗi tuần họ đến họp với Cy một lần, định hướng kế hoạch tuần tới và truyền động lực cho nhân viên… nhưng doanh thu vẫn tăng vượt trội. Có hệ thống cũng là điều kiện để CEO có thể nhân bản, mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Tuyết Hạnh

Nguồn Xây Dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/giai-phong-lanh-dao-bang-tu-dong-hoa-doanh-nghiep.html