Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Tham luận của đồng chí Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội thảo 'Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh' do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, số thí sinh là người dân tộc trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2019 là 1305 sinh viên, chiếm tỷ lệ 4,37% tổng số thí sinh của 3 tỉnh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2019, thấp hơn mức trung bình chung của cả nước là 5,53%. Trong đó, cá biệt như Hà Tĩnh, chỉ có 4 thí sinh người dân tộc trúng tuyển vào đại học, cao đẳng, chiếm tỷ lệ 0,07%.

Để phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giải pháp căn cơ và bền vững là phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực này. Trước hết phải xuất phát từ giải quyết tốt quan hệ cung - cầu về nguồn nhân lực, trong đó quan trọng là từ phía “cầu”. Các tỉnh cần rà soát kỹ thực trạng thừa thiếu, chất lượng từng loại nhân lực của từng huyện, từng xã, thôn/bản theo từng ngành, từng lĩnh vực để xây dựng đề án phát triển nhân lực vùng đồng bào dân tộc, thiểu số của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Chủ động xây dựng kế hoạch và có chính sách cụ thể để thu hút, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng từng loại nhân lực. Tập trung ưu tiên rà soát các loại nhân lực về lãnh đạo quản lý, kinh tế, kỹ thuật (nhất là nông, lâm, thủy sản), sư phạm và y tế. Các thông tin về nhu cầu các loại nhân lực này cần thông báo công khai hoặc “đặt hàng cho các cơ sở đào tạo, trước hết là các cơ sở đào tạo trên địa bàn của 3 tỉnh biển để phối hợp thực hiện.

Qua thực tiễn ở một số địa phương và thực hiện có chính sách phát triển nhân lực cho các tỉnh miền núi và đồng bào dân tộc thiể số, tôi khuyến nghị lãnh đạo 3 tỉnh tham khảo các giải pháp như sau:

Thứ nhất, thực hiện hiệu quả chính sách “cử tuyển”. Đây là giải pháp “truyền thống”, là một trong những chính sách quan trọng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là với dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của chính sách này, tránh gây lãng phí nguồn lực, ngân sách nhà nước và người học sau khi tốt nghiệp không bố trí được việc làm hoặc không làm được việc vì chất lượng kém, tôi đề nghị các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cần lựa chọn, giám sát chặt chẽ các đối tượng tham gia chính sách cử tuyển, phải thực sự cần thiết, xuất phát từ nhu cầu thiết thực của các huyện, xã, thôn/bản; chỉ nên thực hiện với con em vùng đồng bào dân tộc rất ít người và một số dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa có hoặc có rất ít người tham gia trong hệ thống chính trị của địa phương, đồng thời phải gắn liền với việc bố trí công việc sau khi tốt nghiệp cho người học để tránh lãng phí.

Thứ hai, thông qua “đặt hàng” đào tạo và đào tạo lại nhân lực đang làm việc tại các huyện, xã, thôn bản của 3 tỉnh. Theo tôi, đây là giải pháp thiết thực, khả thi để sử dụng hiệu quả các loại nhân lực hiện có. Tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh hiện có 20 trường đại học và cao đẳng, 01 phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, với tổng số gần 200 ngành đào tạo, quy mô đào tạo gần 50 nghìn sinh viên, có thể đáp ứng tốt nhu cầu học đại học của con em đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của 3 tỉnh này. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với 3 tỉnh chỉ đạo các cơ sở đào tạo thực hiện hiệu quả. Việc đặt hàng này cũng phải tuân thủ các quy định chung về tuyển sinh của các trường để đảm bảo chất lượng đầu vào.

Thứ ba, để “Ươm tạo tài năng” của các dân tộc thiểu số và tạo nguồn chất lượng cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn, theo tôi các địa phương cần tiếp tục quan tâm hơn tới việc đầu tư phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn. Với nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tới đây. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc cụ thể với 3 tỉnh để triển khai có hiệu nhiệm vụ này. Sau đó sẽ tổng kết, nhân rộng ra các tỉnh/thành.

Thứ tư, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đều có các vùng thuận lợi, kinh tế - xã hội phát triển hơn vùng dân tộc, miền núi trong tỉnh. Vì vậy đẩy các chương trình hợp tác giữa các trường, giữa các xã, huyện ở m lợi và vùng khó khăn để hỗ trợ, giúp nhau cùng phát triển. Các tỉnh cũng xem xét có chính sách học bổng hay hỗ trợ riêng đối với các em vùng đồng bào dân tộc, miền núi trong quá trình họ là các em được đào tạo cho các loại nhân lực như tôi đã nêu. Mặt khác, Bộ giáo dục và Đào tạo đang triển khai chương trình “kết nối thiện nguyện”, trong đó tìm kiếm các nguồn lực để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục và các em học ều kiện, hoàn cảnh khó khăn ở các tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhóm PV XDĐ-NC (Lược ghi)

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/thoi-su/giai-phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-cho-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-cac-tinh-thanh-hoa-nghe-an-ha-tinh/128999.htm