Giải pháp dinh dưỡng cho người thiếu đạm

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta ăn uống kém khoa học và thường xuyên thiếu chất, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Hiện nay, do lối sống hiện đại, công việc bận rộn nên con người ít quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sức khỏe hằng ngày. Đặc biệt tình trạng thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng như đạm diễn ra thường xuyên.

Thiếu đạm – tình trạng dinh dưỡng đáng báo động

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Protein có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, nó giúp:

- Cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể, hình thành những chất cơ bản phục vụ cho hoạt động sống.

- Tham gia vào quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng

- Có vai trò bảo vệ cơ thể

- Điều hòa nước, cân bằng độ pH cho cơ thể

- Tham gia vào quá trình cân bằng năng lượng cho cơ thể

Chính vì vậy, khi cơ thể thiếu protein sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Giảm cân, mất cơ hoặc yếu cơ

- Suy giảm miễn dịch do protein cần thiết cho sản xuất, tổng hợp các kháng thể, giúp cơ thể phòng chống các tác nhân gây bệnh nên khi giảm các kháng thể sẽ làm suy giảm miễn dịch

- Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ

- Mất tập trung trong công việc và học tập

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, khớp, thiếu máu

- Phục hồi sau chấn thương chậm

Nếu để tình trạng thiếu đạm xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người cao tuổi, mới ốm dậy, sau phẫu thuật, người hay bị căng thẳng, stress…Việc bổ sung đạm một cách hợp lý và khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật.

Bổ sung đạm theo cách thông thường có thật sự hiệu quả?

Lý do chính khiến đạm quan trọng bởi chúng được cấu tạo bởi các acid amin – “nguyên liệu” giúp cơ thể người hoạt động hiệu quả. Trong tự nhiên có khoảng 20 acid amin, trong đó có 9 acid amin thiết yếu cơ thể không tự tạo ra được mà phải cung cấp từ bên ngoài, số còn lại gọi là acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tự tổng hợp được.

Đạm được chia làm 3 loại theo thời gian phân giải ra acid amin trong cơ thể bao gồm:

· Protein chuyển hóa nhanh (dưới 1 giờ): Các loại Whey Protein.

· Protein chuyển hóa trung bình (vài giờ): Thực phẩm tươi sống như thịt gà, thịt bò, cá hồi.

· Protein chuyển hóa chậm (trên 7 giờ): Các thực phẩm từ sữa như bơ, phô-mai, kem.

Như vậy, cơ thể cần 1-7 giờ để phân giải protein thành các acid amin có thể hấp thu được. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở dạ dày và phần đầu ruột non - tá tràng. Ở dạ dày, nhờ có môi trường axit HCl là enzim pepsin, protein của thức ăn bị thủy phân thành hỗn hợp polipeptit. Ở ruột, nhờ các enzim xúc tác cho quá trình thủy phân polipeptit thành hỗn hợp các α-amino axit.

Tuy nhiên, đối với những người đang gặp vấn đề về sức khỏe, cần có đạm để hồi phục sức khỏe thì việc dung nạp vào cơ thể một lượng lớn thông qua ăn uống sẽ tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thậm chí, cách làm này còn phản tác dụng và khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/giai-phap-dinh-duong-cho-nguoi-thieu-dam-n195296.html