Giải Nobel hòa bình được trao cho 2 nhà vận động chống bạo lực tình dục

Giải thưởng Nobel hòa bình đã thuộc về bác sĩ phụ khoa người Congo - Denis Mukwege và cô Nadia Murad - nạn nhân của IS, vì những nỗ lực chấm dứt bạo lực tình dục.

Sự lựa chọn của giải Nobel hòa bình năm nay, là một động lực truyền cảm hứng cho những nhà vận động nhiệt tình chiến đấu cho một vấn đề nghiêm trọng đã bị phớt lờ trong một khoảng thời gian dài. Đồng thời mang lại hy vọng cho nạn nhân trên toàn thế giới, rằng cuối cùng những đau khổ của họ cũng được công nhận.

Denis Mukwege và Nadia Murad đã được trao giải thưởng vì những nỗ lực chấm dứt việc sử dụng bạo lực tình dục như một vũ khí chiến tranh và xung đột vũ trang. Đại diện Ủy ban Nobel Na Uy nói trong lễ công bố giải thưởng “Cả hai đều đã liều lĩnh với tính mạng của mình khi dũng cảm đấu tranh với tội ác chiến tranh và giành lại công lý cho nạn nhân”.

Giải thưởng được công bố vào lúc đánh dấu một năm ra đời phong trào #MeToo - phong trào chống lạm dụng tình dục phụ nữ trong chiến tranh, tại nơi làm việc và trong xã hội trên toàn thế giới. Một năm qua, liên tiếp những cáo buộc về lạm dụng tình dục, hiếp dâm và quấy rối đã "hạ bệ" nhiều người đàn ông quyền lực.

Bác sĩ Denis Mukwege đã dành phần lớn cuộc đời của ông để giúp đỡ các nạn nhân của tình trạng bạo lực tình dục tại quê hương mình. Ông và đội ngũ của mình đã chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân là nạn nhân trong các vụ bạo hành.

Bên cạnh điều trị vật lý, Mukwege tạo ra một cách tiếp cận tập trung vào việc cung cấp hỗ trợ tâm lý và kinh tế xã hội cho những người sống sót, cũng như thành lập một chương trình pháp lý để giúp họ có được công lý.

Bắt đầu từ năm 2013, anh và nhóm của anh phải chăm sóc hàng chục cô gái trẻ đến từ thị trấn Kavumu – những người bị bắt khỏi giường và bị hãm hiếp bởi một đội dân quân do một thành viên quốc hội lãnh đạo.

Murad bị bắt cóc với những phụ nữ khác của Yazidi vào tháng 8 năm 2014 khi ngôi làng Kocho của họ ở Sinjar, miền bắc Iraq, bị Isis tấn công. Cô mất sáu anh em trai và mẹ mình vì những kẻ cực đoan đã giết chết những người đàn ông và bất kỳ phụ nữ nào được coi là quá già để bị khai thác tình dục.

Cô là một trong khoảng 3.000 phụ nữ và bé gái người Yazidi trở thành nạn nhân của những vụ hiếp dâm và những hình thức lạm dụng khác mà phiến quân của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gây ra. Những vụ lạm dụng này diễn ra có hệ thống và là một phần trong một chiến lược quân sự. Chúng được xem như là vũ khí trong cuộc chiến chống lại người Yazidi và những nhóm thiểu số tôn giáo khác.

Murad đã sử dụng câu chuyện của chính mình – 1 nạn nhân của nạn nô lệ tình dục của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) để đứng lên đấu tranh giành lại công bằng cho những nạn nhân khác. Ở tuổi 25, cô trở thành chủ nhân trẻ tuổi thứ hai của giải Nobel Hòa bình, sau Malala Yousafzai, người mới 17 tuổi khi nhận giải vào năm 2014.

The Dr Denis Mukwege Foundation - một tổ chức nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Hà Lan đang làm việc để chấm dứt bạo lực tình dục trong các cuộc chiến tranh, nơi mà bác sĩ phụ khoa là cố vấn cho biết “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Tiến sĩ Mukwege và nhóm của ông cũng như Nadia Murad, hướng tới một thế giới mà bạo lực tình dục như một phương thức chiến tranh bị bãi bỏ và những người sống sót nhận được sự chăm sóc mà họ cần thiết”.

Yên Huỳnh

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/the-gioi/giai-nobel-hoa-binh-duoc-trao-cho-2-nha-van-dong-chong-bao-luc-tinh-duc-62041.html