Giải mật vụ trao đổi điệp viên Mỹ - Liên Xô rúng động TG

Vào năm 1962, Mỹ và Liên Xô có vụ trao đổi điệp viên nổi tiếng thế giới tại cây cầu Glienicke. Khi ấy, Mỹ đã trao trả Rudolf Abel cho Liên Xô để đổi lấy phi công Francis Gary Powers của nước này.

Ngày 10/2/1962, vụ trao đổi điệp viên đình đám giữa Mỹ và Liên Xô diễn ra tại cây cầu Glienicke. Cây cầu này nằm ở biên giới giữa Đông và Tây Đức.

Khi ấy, phía Mỹ đã trao trả điệp viên Rudolf Abel (phải ảnh) cho Liên Xô để đổi lấy phi công Francis Gary Powers (trái ảnh) của nước này.

Điệp viên Rudolf Abel của Liên Xô có tên thật là Vilyam Fisher. Ông hoạt động dưới vỏ bọc là một nhiếp ảnh gia tại New York. Gián điệp này của Liên Xô được cho là người chỉ huy một mạng lưới tình báo vào thời điểm bị FBI bắt giữ.

Theo một số nguồn tin, Rudolf Abel giúp Liên Xô đánh cắp bí mật hạt nhân của Mỹ trong những năm 1940 - 1950.

Vào năm 1957, Rudolf Abel bị kết án 32 năm tù. Sau 5 năm ngồi tù tại Mỹ, vụ trao đổi giữa ông với một phi công của Mỹ diễn ra.

Viên phi công đó là Francis Powers. Người này lái máy bay do thám U-2 và bị Liên Xô bắn rơi vào ngày 1/5/1960 tại khu vực Sverdlovsk.

Sau khi bị bắt giữ, Francis Powers bị chính quyền Liên Xô kết án 10 năm tù vì tội hoạt động gián điệp.

Vụ trao đổi điệp viên lịch sử trên diễn ra tại cây cầu Glienicke. Về sau, cây cầu này được dùng làm địa điểm thường xuyên trao đổi các điệp viên giữa Mỹ và Liên Xô. Chính vì vậy, cây cầu Glienicke còn được mệnh danh là cây “Cầu gián điệp”.

Với những đóng góp lớn lao cho Liên Xô, đại tá Viliam Fisher được tặng 3 huân chương Sao Đỏ, huân chương Lenin, huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất cùng nhiều huân huy chương cao quý khác.

Đến ngày 15/11/1971, Viliam Fisher qua đời và được chôn cất tại nghĩa trang Donsky ở Moscow.

Video: Nguồn gốc chất độc trong vụ cựu điệp viên hai mang (nguồn: VTC1)

Tâm Anh (theo BBC)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-mat-vu-trao-doi-diep-vien-my-lien-xo-rung-dong-tg-1231949.html