Giải mật vụ toàn bộ kíp thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc chết ngạt

Năm 2003, một tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc gặp sự cố dẫn đến toàn bộ thủy thủ đoàn thiệt mạng; nguyên nhân được đưa ra là do hết ô-xy trong tàu, dẫn đến kíp thủy thủ bị chết ngạt.

Vào ngày 25/4/2003, một tàu đánh cá Trung Quốc đã phát hiện thấy chiếc kính tiềm vọng của một tàu ngầm lơ lửng trên mặt nước. Các ngư dân đã thông báo cho Hải quân Trung Quốc (PLAN), PLAN đã nhanh chóng cử hai tàu đến để điều tra. Ảnh: Tàu ngầm Trung Quốc lớp Type 035G Ming III - Nguồn: Sina

Vào ngày 25/4/2003, một tàu đánh cá Trung Quốc đã phát hiện thấy chiếc kính tiềm vọng của một tàu ngầm lơ lửng trên mặt nước. Các ngư dân đã thông báo cho Hải quân Trung Quốc (PLAN), PLAN đã nhanh chóng cử hai tàu đến để điều tra. Ảnh: Tàu ngầm Trung Quốc lớp Type 035G Ming III - Nguồn: Sina

Lúc đầu PLAN tin rằng, tàu ngầm bị tai nạn là một tàu ngầm xâm nhập từ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Nhưng khi các nhân viên điều tra của PLAN lặn xuống và phát hiện đó là chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Ming-361 của PLAN và tất cả 70 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu ngầm đã thiệt mạng. Ảnh: Tàu ngầm lớp Type 035G Ming III của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Tàu ngầm lớp Ming Type 035 là một thiết kế lạc hậu, thuộc thế hệ tàu ngầm thứ hai, được Trung Quốc sao chép từ phiên bản tàu ngầm Romeo của Liên Xô; mà phiên bản Romeo cũng là bản sao của tàu ngầm Electric U-Boat Kiểu XXI của Đức từ Thế chiến hai. Ảnh: Tàu ngầm lớp Type 035G Ming III của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Hai chiếc Type 035 đầu tiên được chế tạo vào năm 1975, nhưng công nghệ tụt xa so với tàu ngầm của Liên Xô và Mỹ khi đó. Mặc dù khi đó Trung Quốc đã sử dụng nhiều tàu ngầm điện-diesel, nhưng lo ngại về yếu tố an toàn, họ hiếm khi mạo cho tàu đi xa các vùng biển ven biển. Ảnh: Tàu ngầm lớp Type 035 - Nguồn: Sina

Do không tiếp cận được với công nghệ đóng tàu ngầm hiện đại, nên và thập niên 1990, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc vẫn tiếp tục đóng những chiếc tàu ngầm lớp Ming. phiên bản Type 035G Ming III được đưa vào biên chế PLAN năm 1995, có khả năng tấn công các tàu ngầm đối phương bằng ngư lôi. Ảnh: Tàu ngầm lớp Type 035G Ming III của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Tàu ngầm 361 là một trong 3 chiếc thuộc lớp Type 035G Ming III, cùng với chiếc 035G còn có ba nữa chiếc mang số hiệu 359, 360 và 362 để thành lập Lữ đoàn tàu ngầm số 12, trực thuộc Hạm đội Bắc Hải, căn cứ đóng tại tỉnh Liêu Ninh.

Tàu ngầm 361 đã được triển khai trong các cuộc tập trận hải quân ở Biển Bột Hải, vịnh Hoàng Hải ở phía đông Bắc Kinh và Thiên Kinh. Tuy nhiên trong chuyến đi định mệnh cuối cùng của tàu 361, có yếu tố bất thường, khi có một sĩ quan hải quân cấp cao của PLAN, Đại tá Cheng Fuming ở trên tàu.

Trong nhật ký hành trình cuối cùng của con tàu vào ngày 16/4 ghi lại, chiếc 361 đang di chuyển ngầm ở chế độ im lặng dưới nước, khi ở ngoài khơi đảo Trường Xương, hướng về một căn cứ ở Uy Hải, tỉnh Sơn Đông.

Do chiếc tàu ngầm 361 đang duy trì sự im lặng của phương tiện vô tuyến, nên PLAN đã không nhận ra bất cứ điều gì không ổn; cho đến mười ngày sau, khi được ngư dân phát hiện. Một số tài liệu cho rằng, con tàu đã bị nhấn chìm, nhưng thực tế là nó đã được kéo về cảng ngay lập, như vậy nó đã được trục vớt.

Do không được minh bạch thông tin, đã dẫn đến nhiều giả thuyết khác nhau trong nhiều năm. Nghi ngờ lớn nhất là tại sao biên chế tối đa thủy thủ đoàn của tàu ngầm Type 035G từ 55 đến 57 thủy thủ, nhưng trên tàu 361 khi gặp nạn, có đến 70 người.

Việc vượt số người trên một chiếc tàu ngầm, trong đó có Đại tá Cheng, dẫn đến kết luận rằng, chiếc tàu ngầm 361 không phải thực hiện một nhiệm vụ thông thường mà đang thực hiện một thực nghiệm bí mật của PLAN.

Một số thông tin giải mật sau này cho biết, chiếc tàu ngầm 361 đang tiến hành cuộc thử nghiệm hệ thống Động cơ đẩy không khí độc lập (AIP); ở cùng thời điểm, một tàu ngầm Type 035G khác là chiếc 308, đã được sử dụng để thử nghiệm động cơ AIP.

Tuy nhiên có một giả thuyết khác cho rằng, việc rò rỉ nước biển đã làm nước biển trộn lẫn với axit trong ắc-quy, tạo thành khí clo, khiến thủy thủ đoàn bị nhiễm độc. Còn Nhật báo Sing Tao của Hồng Kông cho rằng, chiếc 361 đã tham gia một khóa huấn luyện chống tàu ngầm “nguy hiểm”, và “lỗi của con người” đã khiến nó chìm một cách mất kiểm soát, và bị mắc kẹt trên đáy biển.

Nhưng theo phân tích của các chuyên gia tàu ngầm, thủy thủ đoàn đã bị chết ngạt bởi khí thải từ động cơ diesel của tàu; do chiếc 361 dùng "ống thở" để chạy động cơ diesel, vừa chạy tàu, vừa để nạp điện vào ắc-quy; khi đang chạy thì nước dâng cao, khiến van nạp khí đóng (hoặc van không mở) không đúng cách, do trục trặc. Tuy nhiên, động cơ diesel của nó đã không ngừng hoạt động.

Kết quả là động cơ đã tiêu thụ phần lớn nguồn cung cấp không khí của tàu ngầm chỉ trong hai phút. Phi hành đoàn có thể cảm thấy choáng váng và khó thở trong phút đầu tiên, và sẽ bắt đầu bất tỉnh trong phút thứ hai. Áp suất không khí âm cũng làm cho nó không thể mở các cửa sập.

Tuy nhiên dù có là nguyên nhân nào đi chăng nữa, thì đều phản ánh những thất bại nghiêm trọng trong huấn luyện thủy thủ cũng như độ an toàn của tàu ngầm Trung Quốc. Những sự cố với tàu ngầm dù rất ngắn, cũng có thể nhanh chóng biến những chiếc tàu ngầm có tính năng hiện đại, trở thành những chiếc quan tài ngập nước.

Video Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/giai-mat-vu-toan-bo-kip-thuy-thu-tau-ngam-trung-quoc-chet-ngat-1453298.html