Giải mã vũ khí 'Rồng biển' bí mật của Hải quân Mỹ mà tin tặc Trung Quốc 'thèm thuồng'

Ngày 13-6, truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin, các tin tặc Trung Quốc đã lấy cắp 614 Gigabyte (GB) dữ liệu từ nhà thầu Hải quân Mỹ, liên quan đến một dự án có tên gọi 'Sea Dragon' (Rồng biển) - một dự án bí mật của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm phát triển loại tên lửa chống tàu siêu âm thế hệ mới được sử dụng trên tàu ngầm.

Tên lửa SM-6 phóng từ khu trục USS John Paul Jones của Hải quân Mỹ

Tên lửa SM-6 phóng từ khu trục USS John Paul Jones của Hải quân Mỹ

Washington Post là hãng tin đầu tiên đăng thông tin khuấy động dư luận này. Dữ liệu bị đánh cắp liên quan đến Trung tâm Chiến tranh dưới biển thuộc Hải quân Mỹ - cơ quan có chức năng nghiên cứu và phát triển trên các hệ thống tàu ngầm. Theo Washington Post, thông tin bị đánh cắp bao gồm “dữ liệu tín hiệu và cảm biến, thông tin phòng radio dưới biển liên quan đến hệ thống mật mã và thư viện chiến tranh điện tử của đơn vị phát triển tàu ngầm Hải quân”.

Chưa hết, các thông tin bị mất còn bao gồm dữ liệu về hệ thống vũ khí “Rồng biển” mới của Hải quân. Dự án này được bắt đầu từ năm 2012, đi vào thử nghiệm từ tháng 9-2018 và sẵn sàng phục vụ năm 2020. Bài đăng trên Washington Post giữ lại một số thông tin quan trọng về “Rồng biển” theo yêu cầu của Hải quân Mỹ, nhưng cũng tiết lộ vũ khí là một tên lửa chống tàu siêu âm được sử dụng trên tàu ngầm.

Tiêm kích F-35 trở thành tai và mắt của tên lửa siêu âm được phóng từ tàu ngầm

“Rồng biển” là gì?

Cho tới nay thì ngoài Hải quân Mỹ cùng nhà thầu quốc phòng đang hợp tác với Hải quan dự án “Rồng biển” biết rõ, có thể Trung Quốc cũng biết nó như thế nào nhờ có 614 GB dữ liệu đánh cắp.

Theo một tuyên bố của Hải quân Mỹ, “Rồng biển” là loại vũ khí “có khả năng tấn công xuyên thủng mục tiêu” được tạo ra bởi sự “tích hợp hệ thống vũ khí theo nền tảng Hải quân hiện có”. Có hai đầu mối lớn để phán đoán nó là loại vũ khí như thế nào. Thứ nhất, nó là loại tên lửa dựa trên “hệ thống vũ khí hiện có” và thứ hai nó là tên lửa siêu âm.

Hiện Hải quân Mỹ có tất cả 4 loại tên lửa tấn công, bao gồm: Tên lửa chống tàu Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Hải quân tấn công mới và tên lửa chống tàu tầm xa nhưng tất cả các loại này đều là tên lửa cận âm (dưới tốc độ âm thanh). Vậy những tên lửa nào khác của Hải quân Mỹ hiện có phù hợp với loại đang phát triển trong dự án? Rà soát thực tế thì chỉ có tên lửa phòng không thế hệ mới (SM) 6 hay còn gọi SM-6 có tính năng tương tự.

Tính năng tiên tiến nhất của loại tên lửa đất đối không tiêu chuẩn SM-6 này là nó được thiết kế trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và các tàu tuần dương lớp Ticonderoga nhằm bảo vệ hạm đội khỏi các tên lửa hành trình, máy bay có người lái, máy bay không người lái và thậm chí cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

SM-6 có tầm bắn khoảng 240km. Hạn chế có lẽ duy nhất của nó là ban đầu được thiết kế để bắn hạ các mục tiêu bay, nó sở hữu một đầu đạn phân mảnh vụ nổ khá nhỏ. Nhưng trên hết, SM-6 thực sự là tên lửa siêu âm. Trong thực tế, nó có thể bay với tốc độ 3,5 lần tốc độ của âm thanh, khoảng 4.322km/h, độ cao diệt mục tiêu 33km.

SM-6 cũng có ưu điểm nổi trội khác là nó kết nối với hệ thống có thể lấy dữ liệu nhắm mục tiêu từ các thiết bị Hải quân khác, bao gồm dữ liệu điều khiển và cảnh báo sớm của máy bay radar không người lái E-2D Advanced Hawkeye và máy bay chiến đấu F-35. Hệ thống này, được biết đến với tên gọi Navif Integrated Fire Control-Counter Air hoặc NIFC-CA, cho phép bất kỳ nền tảng nào trong không gian chuyển tiếp các mối đe dọa và dữ liệu mục tiêu đến các tên lửa SM-6.

Có thể hình dung tình huống, một chiếc E-2D Advanced Hawkeye bay phía trước hạm đội phát hiện hàng loạt tên lửa hành trình chống tàu đang đến. Tên lửa hành trình bay ở tầm thấp, trong khi radar của hạm đội tàu là một cảm biến tầm nhìn, nên sẽ gặp khó khăn trong việc phát hiện ra tên lửa cho đến khi chúng rất gần.

Nhưng một chiếc E-2D bay đủ cao có thể nhìn thấy chúng ở tầm xa và có thể truyền dữ liệu khóa mục tiêu đến một tàu khu trục hộ tống, giúp dẫn đường phóng một loạt tên lửa siêu âm SM-6 để bắn hạ các tên lửa hành trình. Điều này làm tăng khả năng phòng vệ của hạm đội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, các loại tên lửa chống hạm phát triển ngày càng nhanh.

Năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã thông báo, SM-6, ngoài khả năng đánh chặn còn có khả năng chống hạm. Tiêu chuẩn của tên lửa SM-6 luôn có khả năng thứ hai là tấn công tàu - một số được sử dụng vào cuối những năm 1980 chống lại các tàu chiến Iran trong Chiến dịch Cầu nguyện Mantis. Trong năm 2016, Hải quân đánh chìm tàu khu trục Reuben James đã ngừng hoạt động với tên lửa SM-6.

Tàu ngầm lớp Los Angles USS Santa Fe (SSN-763) đang mở cửa các ống phóng

Sức mạnh của “Rồng biển” qua cuộc chiến giả định

Các tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ đều có 12 ống hệ thống khởi động dọc (VLS) phía đằng mũi tàu dùng để chứa các tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk. Nếu lực lượng này có thể gán vào những ống phóng đó một phiên bản dưới đáy biển của SM-6, mỗi tàu ngầm lớp Virginia đột nhiên có 12 quả tên lửa chống tàu tốc độ Mach 3.5. Các phiên bản sau của lớp Virginia bao gồm mô-đun tải trọng trọng lớn của Virginia, có thể chứa 28 tên lửa hành trình cỡ Tomahawk.

Bây giờ hãy tưởng tượng kịch bản mới khi Mỹ tham chiến, họ sẽ giành thế chủ động hoàn toàn vì sở hữu “Rồng biển”. Một nơi nào đó ở Thái Bình Dương, tàu ngầm thuộc lớp Virginia được trang bị mô-đun tải trọng lớn và mang trên mình 28 tên lửa SM-6. Chỉ huy tàu ngầm được chỉ rõ hướng bắn là nhằm vào tàu chiến của đối phương. Tên lửa chống hạm của đối phương đang bay trong không khí. Họ sẽ nhận được dữ liệu khóa mục tiêu từ một chiếc F-35 xuất phát từ tàu sân bay sử dụng công nghệ tàng hình để che giấu các tàu chiến đối phương.

Kết quả là trên màn hình radar hạm đội của đối phương đột ngột xuất hiện 28 quả tên lửa chống hạm siêu âm trong khi họ nghĩ mối đe dọa thực sự chỉ là tàu sân bay Mỹ. Đối phương có 4 phút để phát hiện, theo dõi và tiêu diệt tất cả 28 tên lửa. Sau đó, họ tiếp tục phải đối mặt với phi đội máy bay chiến đấu khổng lồ vừa xuất phát từ tàu sân bay Mỹ. Đối phương khi nhận ra mối đe dọa thì mọi chuyện đã quá muộn.

“Rồng biển” được phỏng đoán là rất giống với SM-6. Không có vũ khí siêu âm nào khác trong kho của Hải quân Mỹ phù hợp với yêu cầu và khả năng như loại tên lửa này, đặc biệt là khả năng lấy dữ liệu nhắm mục tiêu từ các thiết bị khác, biến nó trở thành vũ khí được khai thác rất hữu ích.

“Rồng biển” có thể phóng từ tàu khu trục hoặc tiến tới phóng từ tàu ngầm

Cho tới nay thì ngoài Hải quân Mỹ cùng nhà thầu quốc phòng đang hợp tác với Hải quan dự án “Rồng biển” biết rõ, có thể Trung Quốc cũng biết nó như thế nào nhờ có 614 GB dữ liệu đánh cắp. Có hai đầu mối lớn để phán đoán nó là loại vũ khí như thế nào. Thứ nhất, nó là loại tên lửa dựa trên “hệ thống vũ khí hiện có” và thứ hai nó là tên lửa siêu âm.

Hoàng Tiến (Theo Popular Mechanics)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/giai-ma-vu-khi-rong-bien-bi-mat-cua-hai-quan-my-ma-tin-tac-trung-quoc-them-thuong/772374.antd