Giải mã vũ khí: Leopard-2A7 của Đức còn xứng đáng là 'Vua tăng'?

Leopard-2A7 có lẽ là phiên bản nâng cấp cuối cùng, trong dòng tăng Leopard nổi tiếng của Đức, trước khi nhường cho một thế hệ xe tăng hoàn toàn mới của Đức và Pháp; với những công nghệ mới nhất, liệu Leopard-2A7 có xứng đáng là 'Vua tăng'?.

Rõ ràng, xe tăng Leopard-2A7 + không phải là tốt nhất trên thế giới, khi đây chỉ là một bản nâng cấp, lấp chỗ trống, trước khi nhường chỗ cho xe tăng chiến đấu mặt đất chủ lực châu Âu (MGCS) do Pháp và Đức hợp tác nghiên cứu và phát triển.

Rõ ràng, xe tăng Leopard-2A7 + không phải là tốt nhất trên thế giới, khi đây chỉ là một bản nâng cấp, lấp chỗ trống, trước khi nhường chỗ cho xe tăng chiến đấu mặt đất chủ lực châu Âu (MGCS) do Pháp và Đức hợp tác nghiên cứu và phát triển.

Theo các chuyên gia quân sự, toàn bộ loạt Leopard-2A7 đã đi sai đường phát triển, khi Đức sử dụng xe tăng Leopard-2A7 như một "pháo đài" di động trong chiến tranh đô thị, theo mô hình chiếc Merkava-4 của Israel.

Phiên bản Leopard-2A6 là 62 tấn, nhưng đến Leopard-2A7, trọng lượng thành 68 tấn; tất cả trọng lượng tăng thêm phần lớn là những tấm giáp bổ sung, được lắp quanh tháp pháo và sàn xe dưới dạng giáp hộp.

Các tấm giáp bổ sung là các tấm thép nghiêng, nhôm và cao su tổng hợp, được ép liền với nhau để trở thành lớp giáp composite; nhưng lớp giáp bổ sung này có thể chống được đạn nổ lõm và mìn chống tăng; theo đánh giá của các chuyên gia, những tấm giáp bổ sung này sẽ phát huy tốt tác dụng trong môi trường chiến đấu phức tạp như thành phố.

Các chuyên gia đã chỉ ra, xe tăng hoàn toàn không phù hợp trong cuộc chiến đô thị; các học giả quân sự của Liên Xô đã thảo luận sâu vấn đề này vào đầu năm thập niên 1980, khi phân tích cuộc chiến giữa Israel và Ai Cập. Các nhà quân sự của Liên Xô kết luận rằng, trong môi trường chiến đấu đô thị, xe tăng là phương tiện dễ bị tổn thương.

Những tính toán của các học giả quân sự Liên Xô, sau này được thực tiễn kiểm nghiệm là hoàn toàn chính xác; những chiếc xe tăng M1A1 Abram của Quân đội Mỹ khi tham chiến tại chiến trường Iraq, không hề chịu tổn thất trên chiến trường sa mạc; nhưng trong cuộc chiến đô thị, những chiếc M1A1 chịu nhiều thiệt hại nhất. Ảnh: Xe tăng M1A1 của Mỹ bị bắn cháy tại Iraq.

Các nhà thiết kế Đức đã phát triển xe tăng Leopard-2A7, dựa trên kinh nghiệm của quân đội Mỹ trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan; trong đó tăng thêm chiều dày lớp giáp đáy đến 210 mm; những chỗ ngồi của các thành viên kíp xe được thiết kế lại, giúp nâng cao khả năng sống sót của thành viên, nếu xe chẳng may vướng mìn chống tăng hoặc các thiết bị nổ tự chế IED. Ảnh: Xe tăng M1A1 của Mỹ bị bắn cháy tại Iraq.

Trên thực tế, Leopard-2A7 cũng không có gì gọi là cải tiến lớn, khi nó mang triết lý thiết kế giống như một khu trục hạm hạng nặng trong thế chiến 2; khi Leopard-2A7 sử dụng áo giáp hạng nặng làm vỏ bọc, và sau đó sử dụng hỏa lực trực tiếp để tiêu diệt các mục tiêu trong thành phố.

Biệt danh "Flying Leopard" (Báo bay) của phiên bản Leopard-2A4 rất khó tái hiện, khi trọng lượng của Leopard-2A7 đã lên tới 68 tấn, và tốc độ tối đa trên đường cao tốc chỉ còn 50 km/h; với những địa hình phức tạp, tăng Leopard-2A7 chỉ di chuyển với tốc độ dưới 20 km/h.

Và điểm mấu chốt, Leopard-2A7 chỉ là phiên bản lấp chỗ trống, trong khi chờ đợi một thiết kế hoàn toàn mới của Pháp và Đức; do vậy Leopard-2A7 không được sản xuất mới, mà tiến hành nâng cấp từ các phiên bản Leopard-2A4 và Leopard-2A5. Ảnh: Mô hình đồ họa được cho là của xe tăng MGCS.

Xe tăng là phương tiện chiến đấu bọc thép, có nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh chiến đấu, có thể chiến đấu trong đội hình hoặc phân tán; là phương tiện đột kích; do vậy thiết kế Leopard-2A7 giống như Merkava-4 không thể được gọi là xe tăng tiên tiến, Leopard-2A7 + không đủ để trở thành xe tăng tốt nhất; tiêu chuẩn này phù hợp với chiếc T-14 Amatar của Nga hơn.

Video Việt Nam quan tâm xe tăng Leopard 2A4: Ưu, nhược điểm thế nào?

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/giai-ma-vu-khi-leopard-2a7-cua-duc-con-xung-dang-la-vua-tang-1391947.html