Giải mã thế đắc địa về phong thủy của Sài Gòn

Sài Gòn là vùng đắc địa phong thủy, bởi sông Đồng Nai tạo thế tả Thanh Long bên trái, sông Vàm Cỏ tạo thế hữu Bạch Hổ bên phải.

Ngoài ra, Sài Gòn có vùng Cần Giờ làm minh đường (sân) thoáng đãng trước mắt, và có vùng đất cao dần Gò Vấp - Hóc Môn - Củ Chi và xa hơn nữa là núi Bà Đen Tây Ninh làm hậu chẩm sau lưng. Hội đủ bốn yếu tố tả Thanh Long, hữu Bạch Bổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vị thế tọa lạc

Sài Gòn ở trong khu vực nằm giữa sông Đồng Nai và sông Sài Gòn để chiếm lấy vị trí của "chân long". Sài Gòn được hưởng trọn vẹn nguyên khí tốt do nằm ở những khu vực được sông, núi ôm lấy, tức là những vùng được bao bọc, che chở 2 - 3 mặt.

Thủy long Sài Gòn

Sài Gòn là thành phố bên bờ sông Sài Gòn, giữa một khoảng đất bằng rộng lớn. Dòng sông bắt nguồn từ Tây Ninh (phía Tây Bắc), chảy xuống, ngang qua phía Bắc, uốn lượn qua phía Đông, nhập với sông Đồng Nai từ phía Bắc chảy xuống rồi đổ ra biển (phía Nam).

Phía Nam và Tây Nam là các sông Vàm Cỏ, xa hơn nữa là vùng đồng bằng Sông Cửu Long với hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang. Những con sông hàng hàng, lớp lớp chảy qua, khiến cho vượng khí vô biên bất tận.

Ngoài ra, con sông Sài Gòn khi đến gần thành phố lại uốn lượn thành nhiều khúc, rồi sau khi đi qua còn quay đầu nhìn lại tới 2 lần (2 khúc sông uống cong trở lại) rồi mới đổ ra biển. Đây chẳng những là một cảnh sông nước hữu tình, mà còn giúp kiến tạo một Sài Gòn phồn vinh mà không có thành phố nào ở Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á có thể so sánh được.

Sơn long Sài Gòn

Phía Bắc và Đông Bắc là tỉnh Lâm Đồng, phần cuối của dãy Trường Sơn hướng tới. Mạch Trường Sơn chấm dứt từ tận Quảng Đức, Lâm Đồng tạo ra thế Huyền che chở cho sau lưng Sài Gòn.

Phía Tây Bắc có Tây Ninh với dãy núi Bà Đen. Phía Đông Nam là khu núi Vũng Tàu, cả hai đều là dư khí của dãy Trường Sơn còn sót lại.

Núi Bà Đen ở Tây Ninh và vùng núi ở Vũng Tàu tạo thành thế tả hữu Long Hổ để hộ vệ mảnh đất Sài Gòn. Nhưng một điểm hay là vị núi Bà Đen (hữu Bạch Hổ) lại cao hơn núi Vũng Tàu (tả Thanh Long). Nên khi nằm lệch về phía Vũng Tàu, Sài Gòn đã tạo thành thế Long - Hổ quân bình, khiến cho nền kinh tế của thành phố bao giờ cũng sung túc.

Các núi hộ vệ nhưng không tiến đến quá gần để trở thành cái thế đe dọa hoặc lấn áp Sài Gòn, mà chừa cho thành phố này một khoảng trống rộng lớn để hấp thu hết vượng khí của toàn bộ miền Nam việt Nam. Với địa thế núi sông bao bọc như trên, ta thấy Sài Gòn có nhiều điểm đặc biệt, xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng bậc nhất ở Việt Nam.

Theo Một thế giới

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/giai-ma-the-dac-dia-ve-phong-thuy-cua-sai-gon/20200314022822197