Giải mã sức mạnh của tổ hợp phòng không nhỏ nhất thế giới

Nặng chỉ hơn 10kg và dài chưa tới 2 mét nhưng tổ hợp phòng không này lại là cơn ác mộng đối với bất cứ phi công chiến đấu bởi khả năng đánh chặn mục tiêu mà nó có thể làm được.

Ra đời từ năm 1981 và phục vụ liên tục từ lúc đó tới nay, tổ hợp phòng không vác vai 9K38 Igla của Liên Xô sau này là Nga được xem là một trong những mẫu tên lửa phòng không thành công nhất trên thế giới, thậm chí vượt trội hơn cả FIM-92 Stinger của Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.

Loại tên lửa phòng không vác vai này có trọng lượng tổng cộng 10,8 kg, dài 1,57 mét và có đường kính đầu đạn 72mm. 9K38 Igla có đầu đạn nặng 1,17 kg trong đó có 390 gram thuốc nổ. Nguồn ảnh: Rusfoto.

Đầu đạn của tên lửa 9k38 Igla được thiết kế nổ khi va chạm hoặc khi tới gần mục tiêu và tiêu diệt mục tiêu bằng mảnh văng. Loại đầu đạn này sử dụng động cơ tên lửa có nhiên liệu rắn. Nguồn ảnh: Wiki.

Bên cạnh việc sử dụng như một tổ hợp phòng không di động 9k38 Igla còn có thể được tích vào các tổ hợp phòng không cố định với từ hai cho đến bốn, cho phép trắc thủ có thể tấn công cùng líc nhiều mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thậm chí, với hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp, người lính còn có thể phóng cùng lúc hai quả tên lửa vào cùng một mục tiêu, tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu lên gấp 2 lần. Nguồn ảnh: Armyrec.

Tầm bắn tối đa của loại tên lửa phòng không vác vai này vào khoảng 5,2 km trong khi đó trần bay tối đa của nó khoảng 3,5 km. Còn con số này ở Stinger lại lên tới 8km. Nguồn ảnh: Tube.

Tốc độ mà 9K38 có thể đạt được vào khoảng 570 mét/giây, tương đương với Mach 1,9. Tuy nhiên sau khi đạt tới tốc độ này, tên lửa sẽ không thể duy trì tốc độ Mach 1,9 được lâu mà sẽ chậm dần tới khi chạm mục tiêu hoặc tự phát nổ trên không để hủy đầu đạn nếu trượt mục tiêu. Nguồn ảnh: Wiki.

Tên lửa sử dụng dẫn đường bằng hệ thống hồng ngoại hai dải tần, cho phép nó khóa và nhắm được những mục tiêu có độ phát xạ hồng ngoại thấp và trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, sương mù hoặc khói che phủ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Giá thành của mỗi quả tên lửa được sử dụng với tổ hợp 9K38 vào khoảng 80.000 USD. Đây là loại tên lửa có thể tái sử dụng nhiều lần, sau mỗi lần bắn chỉ cần nạp thêm đạn để sử dụng. Nguồn ảnh: Burni.

Hiện tại loại tên lửa này đã được phục vụ trong biên chế của khoảng 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.

Mời độc giả xem Video: Tổ hợp tên lửa 9k38 của Nga khai hỏa tiêu diệt mục tiêu trong nháy mắt.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/giai-ma-suc-manh-cua-to-hop-phong-khong-nho-nhat-the-gioi-1040451.html