Giải mã 'nước thánh' trong phim Tây Du Ký 1986

Thứ 'nước thánh' trong Tây Du Ký 1986 là thứ nước rất đặc biệt mà đoàn phim sử dụng làm đạo cụ để sáng tạo và hoàn thiện các cảnh phim vô cùng xuất sắc.

Hình ảnh thầy trò Đường Tăng trong Tây du ký 1986 in sâu vào tiềm thức nhiều khán giả.

Hình ảnh thầy trò Đường Tăng trong Tây du ký 1986 in sâu vào tiềm thức nhiều khán giả.

“Tây du ký" phiên bản 1986 được xem là bộ phim kinh điển, được chiếu đi chiếu lại cả nghìn lần nhưng vẫn được hàng tỷ khán giả ở Trung Quốc và châu Á yêu mến. Đáng nói, bắt đầu khởi quay từ năm 1982, ê kíp “Tây du ký" phiên bản 1986 đã phải sử dụng những phương tiện kỹ xảo và công nghệ hóa trang thô sơ vì những hạn chế khó khăn. Tuy nhiên, đội ngũ đã hoàn toàn thành công khi xây dựng nên phiên bản “Tây du ký" vô cùng chân thật và thể hiện được hoàn hảo đến từng tạo hình của nhân vật và cảnh quay.

Khi ghi hình Tây Du Ký 1986, vì kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu và kinh phí làm phim không nhiều, đoàn làm phim đã phải vận dụng sự sáng tạo để hoàn thiện các cảnh quay. Theo đó, những câu chuyện về hậu trường phim khi được tiết lộ đã khiến khán giả vừa xúc động nhưng phải bật cười vì nhiều tình tiết hài hước.

Trong tập 15, tình huống gây cười nhất là khi ba yêu đạo cầu xin ba vị Tam Thanh “rởm” ban cho “nước thánh”, để rồi cuối cùng mới phát hiện ra đó chính là nước tiểu của khỉ và lợn (do Ngộ Không và Bát Giới tè ra). Chi tiết này cũng khiến người xem cười ngặt ngẽo, thế nhưng khi biết tường tận thì còn mắc cười hơn.

Ba yêu đạo tranh nhau uống "nước thánh" được tạo từ bia hơi.

Ba yêu đạo tranh nhau uống "nước thánh" được tạo từ bia hơi.

Đội ngũ đạo cụ khi chuẩn bị đã định sử dụng nước có ga, thế nhưng trong quá trình quay, phó đạo diễn Nhiệm Phượng Pha đã đề xuất sử dụng bia hơi làm nước tiểu. Theo phó đạo diễn Nhiệm thì nước bia vừa có màu sắc vàng và lớp bọt gần giống với nước tiểu.

Đề xuất này ngay lập tức được đạo diễn tán thành, kết quả là cho ra cảnh quay đúng như ý muốn, cả đoàn phim đều ồ lên cười. Tuy vậy, khi mọi người cười xong rồi thì toàn bộ nhân viên trong đoàn không ai còn dám uống loại bia trong bình vốn được coi là “nước thánh” kia nữa. Cả đoàn cứ hễ nghĩ đến thứ bọt của bia vốn là nước đái của khỉ và lợn là không ai còn dám uống nữa.

Được biết, kinh phí ghi hình phim Tây Du Ký 1986 chỉ khoảng 6 tỷ NDT, để chi trả cho toàn bộ quá trình sản xuất phim. Bởi vậy, đạo diễn Dương Khiết từng chia sẻ: "Vật chất thiếu thốn nghèo nàn, đến cả cơm cũng ăn không đủ no".

Vượt qua những khó khăn đó, bộ phim Tây Du Ký 1986 đã nhận được cảm tình cực lớn từ khán giả và vẫn được chiếu lại hơn 3.000 lần cho tới hiện tại. Điều này đã khẳng định thành công của bộ phim này và cả đoàn làm phim.

Lâm Lâm (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/giai-ma-nuoc-thanh-trong-phim-tay-du-ky-1986-a668612.html