Giải mã mặt nạ vàng ròng của pharaoh huyền bí nhất Ai Cập

Mặt nạ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nghệ thuật thế giới cổ đại. Hiện vật này được đúc hoàn toàn bằng vàng, nặng hơn 10 kg.

 Được tìm thấy vào năm 1925 cùng quan tài chứa xác ướp của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun (1332-1323 TCN), mặt nạ của Tutankhamun là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nghệ thuật thế giới cổ đại.

Được tìm thấy vào năm 1925 cùng quan tài chứa xác ướp của Pharaoh Ai Cập Tutankhamun (1332-1323 TCN), mặt nạ của Tutankhamun là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nghệ thuật thế giới cổ đại.

Chiếc mặt nạ này dài 54 cm, rộng 39.3 cm và sâu 49 cm, được đúc hoàn toàn bằng vàng, nặng 10.23 kg.

Độ dày của mặt nạ trải đều từ 1.5 đến 3 mm. Phần mặt và cổ được làm từ một hợp kim vàng khác so với các bộ phận trên mặt nạ.

Ngoài chất liệu vàng, mặt nạ Tutankhamun còn được khảm thủy tinh màu và nhiều loại đá quý như ngọc lapis, thạch anh, đá obsidian, ngọc lam...

Bộ râu của mặt nạ được làm rời, cũng đúc bằng vàng, nặng 2.5 kg, khảm đá lapis xanh.

Ai Cập cổ đại.">

Vào tháng 8/2014, bộ râu bị gãy khi mặt nạ được lấy ra khỏi phòng trưng bày để lau chùi. Các nhà khoa học đã phục hồi nó bằng cách sử dụng sáp ong, một chất kết dính truyền thống của người Ai Cập cổ đại.

Một bộ phận khác của mặt nạ là chuỗi vòng cổ kết từ những vòng tròn nhỏ làm bằng vàng và sứ xanh, với móc gài là hình con rắn uraeus. Hiện vật này thường được tháo ra và trưng bày riêng.

Một bản khắc những câu thần chú bảo vệ xác ướp nằm phía sau mặt nạ viết bằng chữ tượng hình, được trích từ "Sách của người chết", cuốn sách thiêng của văn minh Ai Cập cổ.

Ngoài ra, giới nghiên cứu còn phát hiện một khung có khắc tên "Ankheperure mery-Neferkheperure" nhưng đã bị cạo sửa và thay bằng tên nhà vua, nằm bên trong mặt nạ.

Do đó, chiếc mặt nạ này ban đầu có thể được dự tính làm cho Neferneferuaten, một nữ pharaon cuối thời kỳ Amarna.

Củng cố cho giả thuyết này là việc mặt nạ được xỏ lỗ tai, một đặc điểm chỉ dành cho các hậu phi và công chúa.

Ngày nay, du khách có thể chiêm ngưỡng mặt nạ Tutankhamun tại Bảo tàng Ai Cập ở thành phố Cairo.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Vietnamdaily: https://vietnamdaily.net.vn/chuyen-la-doc/giai-ma-mat-na-vang-rong-cua-pharaoh-huyen-bi-nhat-ai-cap-56155.html