Giải mã 'đội quân tóc dài' trong quân đội các nước

Nữ giới đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong xã hội và trong lực lượng vũ trang cũng không phải là ngoại lệ khi tỷ lệ nữ giới tham gia lực lượng quân sự trên thế giới đang ngày càng tăng.

Mặc dù có nạn phân biệt giới tính trong xã hội rất gay gắt nhưng quân đội Ấn Độ lại tiếp nhận các đơn vị nữ binh sĩ đầu tiên từ năm 1888 với nhiệm vụ quân y - sớm hơn rất nhiều nước văn minh phương Tây. Ngày nay, Lực quân Ấn Độ có 3% là nữ giới, Hải quân có 2,8%, Không quân cao nhất với 8,5% nữ quân nhân phục vụ. Nguồn ảnh: Indianews.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng có sự tham gia của nữ quân nhân. Tính tới năm 1991, có khoảng 6000 nữ quân nhân phục vụ lực lượng này dưới danh nghĩa là "công chức". Hiện tại, nữ quân nhân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang phục vụ ở mọi vị trí trong quân đội nước này, hoạt động tại bất kỳ khu vực nào. Nguồn ảnh: Wiki.

Theo công bố chính thức của quân đội Israel, nước này hiện đã có 535 nữ quân nhân thiệt mạng trong các cuộc xung đột kể từ khi lập nước tới nay. Tính tới năm 2011, quân đội Israel có tới 33% quân số là nữ và thậm chí số lượng sĩ quan chỉ huy nữ còn nhiều hơn nam giới với 51%. Nguồn ảnh: Newd.

Nữ quân nhân trong quân đội New Zealand không bị giới hạn vị trí phục vụ, họ có thể tham gia vào lực lượng không quân, pháo binh, tàu ngầm hay thậm chí là đặc nhiệm nếu đạt đủ yêu cầu. Đây cũng là quốc gia có các phong trào ủng hộ nữ giới tham gia quân ngũ thuộc vào hàng mạnh nhất thế giới. Nguồn ảnh: ACCnews.

Điều đang ngạc nhiên là phải tới năm 1999 quân đội Italia mới cho phép nữ giới tình nguyện phục vụ quân đội. Đây cũng là quốc gia NATO cuối cùng cho phép đưa nữ giới tới mặt trận. Trước đó, nữ giới không được phục vụ quân đội với tư cách quân nhân mà chỉ được làm việc trong các bệnh viện quân sự ở tuyến sau. Nguồn ảnh: News.

Dù là quân đội của một quốc gia dân chủ nhưng các nữ quân nhân trong quân đội Mỹ lại thường bị đối xử một cách rất không công bằng. Phải tới khoảng một thập niên gần đây, các vị trí chỉ huy cấp cao mới được tạo điều kiện cho nữ sĩ quan tham gia. Nguồn ảnh: Military.

Hiện tại, quân đội Mỹ có khoảng 203.000 nữ quân nhân phục vụ trong đó đông nhất là lực lượng lục quân với khoảng 74.000 lính. Nguồn ảnh:Wiki.

Tiếp theo đó là Hải quân với 53.000 lính, Không quân với 62.000 lính và Thủy quân Lục chiến với 14.000 lính. Tới năm 2017 vừa rồi, nữ sĩ quan chỉ huy đầu tiên của Thủy quân Lục chiến Mỹ mới được tốt nghiệp, tuy nhiên danh tính của cô không được công bố. Nguồn ảnh: Wiki.

Quân đội Trung Quốc có số nữ quân nhân chiếm khoảng 7,5% phục vụ trong mọi quân binh chủng. Do có chỉ tiêu lấy nữ quân nhân rất thấp nên những nữ binh lính phục vụ trong lực lượng này đều được tuyển chọn rất kỹ lưỡng cả về hình thể lẫn trình độ. Nguồn ảnh: AP.

Nữ quân nhân trong quân đội Mỹ với những bài huấn luyện khắc nghiệt không kém gì nam giới. Nguồn ảnh: Tube.

Triều Tiên có nghĩa vụ quân sự bắt buộc với cả nữ giới. Nữ giới được phục vụ hạn chế ở một số quân binh chủng của quân đội nước này. Truyền thông thế giới chưa hề ghi nhận một sĩ quan chỉ huy cấp cao nào của Triều Tiên là nữ giới và cũng hoàn toàn mù tịt về quân số nữ quân nhân trong lực lượng này. Nguồn ảnh: KPPD.

Hiện tại quân đội Nga đang có khoảng 115.000 tới 160.000 nữ quân nhân phục vụ, chiếm khoảng 10% quân số của quân đội nước này. Nga cũng là quốc gia có sự tham gia của nữ giới vào quân đội sớm bậc nhất thế giới. Cụ thể, lữ đoàn Nữ Thần Chết của Nga được thành lập từ tháng 5/1917 dưới thời Nga Hoàng. Nguồn ảnh: Sputnik.

Bắt đầu từ vài năm gần đây, nữ công dân Việt Nam đã có đăng ký nghĩa vụ quân sự không bắt buộc. Tuy nhiên con số trúng tuyển là rất ít, ví dụ như năm 2017, chỉ có 7 nữ quân nhân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, nữ công dân Việt Nam có đủ sức khỏe và trình độ chuyên môn cũng có thể trở thành quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong quân đội. Nguồn ảnh: CAND.

Mời độc giả xem Video: Choáng với những nữ đặc công trong Quân đội Việt Nam.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/giai-ma-doi-quan-toc-dai-trong-quan-doi-cac-nuoc-1069682.html