Giải mã điều đặc biệt ở nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Nguyên quán của cố Tổng Bí thư Trần Phú là làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy vậy, nơi sinh của ông lại là thành An Thổ, một tòa thành cổ nằm ở mảnh đất Phú Yên.

Nằm khu vực hạ lưu Sông Cái thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ là một di tích lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Tòa thành này cũng chính là nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Sông Cái ở địa phận thôn An Thổ.

Nằm khu vực hạ lưu Sông Cái thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ là một di tích lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Tòa thành này cũng chính là nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Sông Cái ở địa phận thôn An Thổ.

Ngược dòng lịch sử, thành An Thổ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1832 đến năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng. Thành có bình đồ hình vuông, với diện tích khoảng 6.400m2. Ảnh: Cổng chào của thôn An Thổ.

Sau khi xây dựng xong, thành An Thổ trở thành trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến tỉnh Phú Yên. Sau năm 1899, khi lỵ sở Phú Yên chuyển hẳn ra Sông Cầu, thành An Thổ tiếp tục đảm nhận vai trò là phủ lỵ của phủ Tuy An. Ảnh: Cổng vào Khu di tích quốc gia thành An Thổ.

Trong thời gian từ 1901 đến 1906, ông Trần Văn Phổ là phụ thân của cố Tổng bí thư Trần Phú được cử vào Phú Yên giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông Phổ đưa cả gia đình vào làm việc và sinh sống tại thành An Thổ. Ảnh: Chợ Thành, khu chợ của thôn An Thổ.

Tại tòa thành cổ này, vào ngày 01/5/1904, đồng chí Trần Phú đã được thân mẫu là bà Hoàng Thị Cát hạ sinh. Ông là con thứ 7 trong gia đình. Ảnh: Trường tiểu học An Dân số 2 nằm trong thành An Thổ.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, thành An Thổ chỉ còn lại những dấu tích mờ nhạt. Phần lớn diện tíchcủa tòa thành là khu dân cư, các công trình công cộng và đất canh tác. Ảnh: Một con đường trong thành.

Để ghi nhận những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của thành An Thổ, vào năm 2008, tòa thành đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Ảnh: Bia ghi đánh dấu khu vực cửa Tiền của thành An Thổ.

Trên tòa công đường của thành An Thổ ngày trước, một tòa nhà 2 tầng bề thế rộng 750m2 đã được xây dựng làm nơi trưng bày hiện vật, tư liệu của Khu di tích lịch sử quốc gia thành An Thổ.

Giữa tầng một của khu nhà là phần nền móng của của công trình xưa. Tại đây, một phần lịch sử được tái hiện qua những hiện vật gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển của thành An Thổ.

Tầng 2 là khu vực trưng bày hiện vật, tài liệu, hình ảnh về cuộc đời chiến đấu kiên cường, bất khuất của cố Tổng bí thư Trần Phú.

Giữa khu trưng bày là tượng bán thân bằng đồng của đồng chí Trần Phú cùng với lời nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng chí Trần Phú là một người con ưu tú của Đảng và của nhân dân, đã oanh liệt hy sinh cho cách mạng”.

Các khu vực trưng bày tái hiện cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Trần Phú, mà đóng góp tiêu biểu của ông là bản Luận cương chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (tháng 10/1930). Chính tại hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng bí thư.

Khung cảnh làng quê yên bình nơi cố Tổng bí thư Trần Phú chào đời.

Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-dieu-dac-biet-o-noi-sinh-co-tong-bi-thu-tran-phu-1336750.html