Giải mã dàn xe tăng Đức khiến Liên Xô thê thảm năm 1941

Dù chưa có xe tăng hạng trung Panther hay xe tăng hạng nặng Tiger I hiện đại, thế nhưng lực lượng tăng Đức hồi năm 1941 đã khiến cả triệu quân Liên Xô thua liểng xiểng, bị đẩy lùi hoàn toàn về tới sát Moscow.

Ngày 22/6/1941, 2,6 triệu quân, 3.350 xe tăng, 2.500 máy bay, 7.184 khẩu pháo của quân đội phát xít Đức ồ ạt kéo vào lãnh thổ Liên Xô. Cuộc tấn công chớp nhoáng huy động lực lượng cơ giới khổng lồ đã khiến hồng quân hùng mạnh chịu tổn thất khủng khiếp ngay từ những ngày đầu. Nguồn: The Atlantic

Ngày 22/6/1941, 2,6 triệu quân, 3.350 xe tăng, 2.500 máy bay, 7.184 khẩu pháo của quân đội phát xít Đức ồ ạt kéo vào lãnh thổ Liên Xô. Cuộc tấn công chớp nhoáng huy động lực lượng cơ giới khổng lồ đã khiến hồng quân hùng mạnh chịu tổn thất khủng khiếp ngay từ những ngày đầu. Nguồn: The Atlantic

Dù huy động lực lượng lớn máy bay và và pháo, tuy nhiên theo đánh giá của các sử gia thì chính chiến thuật sử dụng sức mạnh của xe tăng đã khiến Hồng quân Liên Xô choáng váng và phải mất rất lâu mới định thần lại được. Mặc dù trang bị xe tăng Đức thời bấy giờ tuy đông nhưng không quá mạnh, các loại xe tăng đa phần là hạng nhẹ chỉ ngang ngửa các loại T-26, BT-7, thậm chí thua xa T-34, KV-1, KV-2… Nguồn: Wikipedia

Ví dụ như xe tăng hạng nhẹ Panzer I, chủng chỉ ngang ngửa loại BT-2 hay BT-7 của Liên Xô. Ít nhất 410 chiếc này đã được huy động cho những ngày đầu chiến dịch Barbarossa. Nguồn: Wikipedia

Với lớp giáp dày chỉ 7-13mm, trang bị hai khẩu súng máy 7,92mm MG13, rõ ràng Panzer I chỉ như "con kiến" phải đi đánh "con voi KV". Thật vậy, Panzer I nằm trong đội hình chiến thắng chung của phát xít Đức, còn nếu nói về hiệu suất so với xe tăng Liên Xô thì cỗ tăng này không nên nằm ở chiến trường Xô - Đức. Sau này chúng chủ yếu được đưa về hậu phương làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay hoặc các cơ sở quân sự. Nguồn: Wikipedia

Loại tăng tiếp theo "may mắn" hưởng nhờ "tiếng thơm" từ chiến dịch Barbarossa là Panzer II - xe tăng hạng nhẹ được Đức sản xuất từ 1935-1944 với số lượng 1.856 chiếc (bao gồm cả khung gầm chuyển đổi). Nguồn: Wikipedia

Không có ghi nhận cụ thể về hiệu suất của Panzer II trong chiến dịch Barbarossa năm 1941, tuy nhiên với lớp giáp chỉ 5-15mm, hỏa lực pháo 20mm thì Panzer II chẳng thể làm gì nhiều. Cuối năm 1942, đại đa số bị rút khỏi tiền tuyến về làm nhiệm vụ phòng thủ và huấn luyện. Nguồn: Wikipedia

Panzer II nặng khoảng 8,9 tấn, thủy thủ đoàn 3 người, trang bị động cơ xăng 140ps cho tốc độ tối đa 39km/h, tầm hoạt động 190km. Khẩu pháo 20mm FlaK 30 có thể bắn tốc độ 600 phát/phút với băng đạn 10 viên, nhìn chung khẩu này chẳng thể chọc thủng được các loại tăng hạng trung hay hạng nặng Liên Xô. Nguồn: Wikipedia

Đóng vai trò chủ lực trong cuộc chiến xâm lược Liên Xô tháng 6/1941 là các xe tăng hạng trung Panzer III. 5.774 chiếc bao gồm cả khung gầm chuyển đổi đã được sản xuất từ 1939-1943, chúng được đánh giá là có thể so sánh với T-34 đời đầu. Nguồn: Wikipedia

Thật vậy, với các khẩu pháo 50mm xuyên thép mạnh mẽ, xe tăng Panzer III thừa sức có thể phá giáp tăng T-34, thực tế chiến trường năm 1941 chúng đa số chỉ phải gặp xe tăng T-26 và BT-7 với vỏ thép mỏng dính. Dĩ nhiên là Panzer III đạt được tỉ lệ thắng lợi "vô đối" 6-1 (hạ 6 chiếc tăng Liên Xô mới mất một Panzer III năm 1941. Nguồn: Wikipedia

Panzer III có trọng lượng 23 tấn, bọc giáp dày từ 15-50mm tùy phiên bản, trang bị pháo 37mm đời đầu tới loại tốt nhất là 50mm phiên bản Ausf J-M và 75mm Ausf.N, tốc độ tối đa 40km/h, dự trữ hành trình 165km. Nguồn: Wikipedia

Giữ vai trò gần như là “số 1” trong đội hình xe tăng phát xít xâm lược Liên Xô năm 1941 là các xe tăng hạng trung Panzer IV. Ước tính 8.500 chiếc gồm nhiều phiên bản đã được sản xuất liên tục từ 1936 tới khi kết thúc cuộc chiến. Nó được giới chuyên gia đánh giá là một trong những chiếc xe tăng tốt nhất CTTG 2, sản xuất nhiều thứ 2 ở Đức. Thậm chí, sau năm 1975, Panzer IV vẫn còn tham chiến ở cuộc chiến tranh 6 ngày 1967 trước khi biến mất. Nguồn: Wikipedia

Tham gia chiến tranh Xô - Đức ngay từ những ngày đầu, với pháo 75mm, Panzer IV có thể hạ gục xe tăng T-34 ở khoảng cách tới 1.200m ở mọi góc chạm. Vai trò của Panzer IV chỉ bị suy giảm kể từ năm 1943 khi thiết giáp Liên Xô có kinh nghiệm hơn. Ước tính quân đội Đức mất 2.352 chiếc Panzer IV ở mặt trận phía Đông năm 1943. Bất chấp điều đó, Panzer IV vẫn tiếp tục được sản xuất duy trì sức mạnh tăng Đức tới cuối chiến tranh. Nguồn: Wikipedia

Trong ảnh là khẩu pháo nòng ngắn đời đầu của xe tăng Panzer IV. Kể từ phiên bản Ausf F sản xuất từ năm 1942 mới bắt đầu chuyển sang khẩu pháo 75mm KwK40 L/43 nòng dài hiện đại hơn có khả năng xuyên giáp T-34 tốt hơn. Nguồn: Wikipedia

Trong ảnh là một trong những phiên bản tốt nhất của dòng Panzer IV, Ausf H model 1943 với giáp thân trước dày 80mm, giáp tháp pháo dày 50mm, hai bên hông được trang bị thêm giáp váy. Hỏa lực chính gồm pháo 75mm và hai khẩu 7,92mm, tốc độ 38-42km/h. Nguồn: Wikipedia

Xe tăng hạng trung Panther lăn bánh giữa thế kỷ 21. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/giai-ma-dan-xe-tang-duc-khien-lien-xo-the-tham-nam-1941-1207332.html