Giải mã cung điện huyền bí linh thiêng nhất Tây Tạng

Nằm ở thành phố Lhasa, Potala là cung điện kỳ vĩ nổi tiếng nhất Tây Tạng. Đây là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Tây Tạng tọa lạc ở độ cao 3.600m so với mực nước biển.

Potala - cung điện kỳ vĩ nổi tiếng nhất Tây Tạng nằm ở thành phố Lhasa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước ghé thăm mỗi năm. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu của Phật giáo Tây Tạng.

Cung điện Potala được xây dựng ở độ cao 3.600m so với mực nước biển. Theo đó, đây là cung điện được xây ở độ cao nhất thế giới. Theo quan niệm của người xưa, vị trí càng cao càng gần với các vị thần.

Theo một số sử liệu, cung điện Potala kỳ vĩ mất 50 năm mới hoàn thành quá trình xây dựng kể từ năm 1645.

Sau khi hoàn thành, cung điện Potala cao 13 tầng và có tới 1.000 phòng, bao gồm nhiều tự viện nhỏ, sảnh và các căn phòng. Quần thể kiến trúc này gồm có 2 tòa lầu chính là là Hồng Cung (Portrang Marpo) và Bạch Cung (Portrang Karpo).

Trong đó, Bạch Cung là nơi đặt ngai vàng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đồng thời là nơi ở của Ngài.

Hồng Cung là nơi chứa các bảo tháp mạ vàng của các Đạt Lai Lạt Ma. Gần đó là tu viện tư nhân Namgyel Dratshang.

Cung điện Potala cất giữ nhiều báu vật như: gần 700 bức tranh, kinh sách Phật giáo được viết tay từ nhiều thế kỷ trước, đồ cổ, tác phẩm điêu khác giá trị...

Ngay cả các bức tường ở cổng vào cho đến thảm, mái che, rèm cửa, mái nhà... đều là những tác phẩm nghệ thuật góp phần truyền tải văn hóa và tôn giáo độc đáo của người Tây Tạng.

Toàn bộ cung điện được xây bằng gỗ và đá khiến quần thể kiến trúc này càng trở nên cổ kính hơn.

Vào năm 1994, cung điện Potala được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Theo Tâm Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/giai-ma-cung-dien-huyen-bi-linh-thieng-nhat-tay-tang/20200114105014760