Giải mã chấn động tuyệt kỹ khinh công siêu đỉnh của cao thủ xưa

Một số tài liệu cổ xưa của phương Đông, trong đó có Trung Quốc ghi chép về một số cao thủ có võ nghệ cao cường và khả năng khinh công xuất sắc. Nhờ tuyệt kỹ khinh công, họ có thể 'cưỡi mây đạp gió', chân không chạm đất. Liệu điều này có chính xác?

Theo các tài liệu, ghi chép lịch sử, khinh công là một tuyệt kỹ phân định trình độ võ công cao thấp của các cao thủ thời xưa ở phương Đông, trong đó có Trung Quốc.

Theo các tài liệu, ghi chép lịch sử, khinh công là một tuyệt kỹ phân định trình độ võ công cao thấp của các cao thủ thời xưa ở phương Đông, trong đó có Trung Quốc.

Trong giới võ thuật, nhiều cao thủ không chỉ luyện võ nghệ mà còn chăm chỉ luyện tập khả năng khinh công nhằm đạt đến cảnh giới "cưỡi mây đạp gió".

Không chỉ các cao thủ võ lâm, một số nhà tu hành, học giả, mưu sĩ... cũng nghiên cứu và khổ luyện khinh công trong nhiều năm.

Trong số này có “Sử ký Tư Mã Thiên". Tại phần “Lưu hầu thế gia”, cuốn sử ký trên có nhắc đến việc mưu sĩ Trương Lương sau khi giúp Lưu Bang xây dựng nhà Hán thì rút lui khỏi triều chính. Ông sống trong nhân gian, học theo Xích Tùng Tử nên học thuật tịch cốc (nhịn ăn), đạo dẫn và khinh công.

Sử sách cũng ghi chép về thiền sư Tăng Trù có trình độ khinh công đến mức thượng thừa.

Từ nhỏ, Tăng Trù xuất gia theo Bạt Đà - tăng nhân Thiên Trúc và trụ trì đầu tiên của Thiếu Lâm Tự. Do cơ thể yếu, Tăng Trù quyết chí khổ luyện nhiều năm.

Về sau, ông tinh thông Phật lý và am tường các môn công phu, trong đó có khinh công. Nhờ vậy, thiền sư Tăng Trù có thể dùng khinh công nhảy lên nóc chùa hoặc "cưỡi mây đạp gió" được mấy trăm dặm đường khiến người đời kinh ngạc.

Dù có nhiều tài liệu, sử sách đề cập đến khinh công nhưng đến nay giới khoa học vẫn chưa thể chứng minh tuyệt kỹ "cưỡi mây đạp gió" có thật.

Nguyên do là bởi tuyệt kỹ khinh công của người xưa trái ngược hoàn toàn với định luật vạn vật hấp dẫn của nhà bác học Newton.

Thêm nữa, ngày nay không có bất cứ cao thủ nào đạt được khả năng khinh công xuất thần như người xưa. Vì vậy, để chứng minh khinh công có thật gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Mời quý độc giả xem video: Top 10 đại cao thủ trong truyện võ hiệp Kim Dung (nguồn: VTC Now).

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-chan-dong-tuyet-ky-khinh-cong-sieu-dinh-cua-cao-thu-xua-1333286.html