Giai đoạn trẻ có thể bỏ tã, tự đi vệ sinh?

Hãy tìm hiểu xem giai đoạn nào thì bé có thể bỏ tã và giúp cha mẹ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá hàng tháng.

Việc bỏ bỉm sớm có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang của trẻ do bí tiểu kéo dài. Còn nếu bỏ bỉm muộn lại có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết của trẻ, khiến ý thức tự chủ của trẻ yếu.

Việc bỏ bỉm sớm có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang của trẻ do bí tiểu kéo dài. Còn nếu bỏ bỉm muộn lại có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết của trẻ, khiến ý thức tự chủ của trẻ yếu.

Lợi ích của việc mặc bỉm

Bỉm có thể coi là một phát minh vĩ đại đối với các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Những em bé được mặc bỉm sẽ không khiến người lớn bận tâm quá nhiều đến vấn đề vệ sinh cho tới thời điểm cần thay bỉm hoặc khi em bé "đi nặng" cần thay giặt.

Nhất là vào ban đêm, nhờ có bỉm mà các bà mẹ có con nhỏ không cần phải lục tục thức dậy nhiều lần để thay quần áo cho con mỗi khi con tè.

Tuy bỉm rất tiện lợi nhưng cũng phải chú ý tới việc thay bỉm cho bé 3-4 giờ/lần. Nếu thấy bỉm nặng trước thời gian cần thay cũng nên thay mới cho bé để tránh tình trạng mất vệ sinh, mẩn ngứa.

Việc lựa chọn loại bỉm vừa kinh tế vừa mềm mại, có độ thấm hút tốt cũng là điều mà các bậc cha mẹ nên quan tâm.

Trẻ bao nhiêu tuổi có thể bỏ bỉm?

Trong giai đoạn từ 12-24 tháng, trẻ đã có thể báo hiệu nhu cầu muốn đi vệ sinh với người lớn. Trong giai đoạn này, hệ bài tiết của trẻ dần trưởng thành và nếu được người lớn chỉ dạy tỉ mỉ trẻ sẽ biết cách thể hiện mong muốn được đi vệ sinh đúng nơi đúng chỗ. Tuy nhiên về cơ bản thì khi trẻ được 2 tuổi, trẻ có thể bỏ bỉm.

Việc bỏ bỉm sớm có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang của trẻ do bí tiểu kéo dài. Còn nếu bỏ bỉm muộn lại có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết của trẻ, khiến ý thức tự chủ của trẻ yếu. Cha mẹ nên quan sát biểu hiện của con để có lựa chọn đúng đắn.

Theo emdep.vn/Sohu

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/giai-doan-tre-co-the-bo-ta-tu-di-ve-sinh-4045915-l.html