Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi du học Đức

Bài viết sẽ cung cấp những câu hỏi du học Đức thường gặp nhất, giúp các bạn có cái nhìn chung nhất về các chi phí du học Đức từ học phí, chi phí sinh hoạt, tốt nghiệp....

Học tập tại Đức

Các chi phí liên quan trước và sau khi sang Đức:

1. Học phí học tiếng Đức

Phí Chứng thực Hồ sơ, Dịch thuật và Công chứng Hồ sơ sang tiếng Đức hay sang tiếng Anh

Lệ phí TestAS (80 EUR/lần)

Lệ phí APS (150 USD - 250 USD/lần)

Phí gởi Hồ sơ sang các Trường Đại học tại Đức

2. Phí ghi danh

Lệ phí uni-assist (khoảng 100 EUR/lần)

Lệ phí mở Tài khoản Ngân hàng để chứng minh tài chính (nếu cần)

Chứng minh tài chính (8.820 EUR, nếu cần)

Lệ phí Visa (60 EUR/lần)

Vé máy bay (khoảng 1.000 EUR)

Chi phí sinh hoạt hàng năm (9.000 EUR)

Học phí + phụ phí (nếu phát sinh)

2. Học phí tại các Trường Đại học Đức

Học phí Đại học chính quy tại các Trường Đại học Tổng hợp (Universität), Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật (Technische Universität) và Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (Fachhochschule hay Hochschule) công lập đã được bãi bỏ sau một thời gian ngắn thu thí điểm. Các ngoại lệ:

Trường Đại học Nhạc và Kịch Leipzig (Hochschule für Musik und Theater Leipzig - HMT) từ năm 2013 đã thu 1.800 EUR học phí mỗi Học kỳ từ Sinh viên ngoài khối EU.

Bang Baden-Württemberg dự kiến từ Học kỳ 2017/18 sẽ thu 1.500 EUR học phí mỗi Học kỳ từ Sinh viên ngoài khối EU.

Chính sách "Không thu học phí" chỉ áp dụng đối với các Khóa học Đại học đầu tiên. Đối với các Khóa học Đại học thứ 2 (còn gọi là "Văn bằng 2") và Cao học có thể sẽ có chính sách khác được áp dụng tùy theo từng Bang, từng Trường Đại học hay từng Khóa học cụ thể.

Cuộc sống tại Đức

1. Chi phí sinh hoạt hàng tháng

Chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào cách chi tiêu và nơi ở của từng người nên không thể nói chính xác là bao nhiêu. Có những chi phí như tiền thuê nhà, lương thực thực phẩm, bảo hiểm sẽ cố định và không thay đổi nhiều.

Tiền thuê nhà thường chiếm phần lớn nhất của tổng chi phí sinh hoạt và thường cao nhất ở các thành phố lớn như München, Hamburg hay Köln: Tại đây trung bình tiền thuê nhà hàng tháng là 356 EUR. Tại Chemnitz, Dresden hay Erfurt tiền thuê nhà hàng tháng rẻ hơn và trung bình ở tầm 235 EUR. Nhưng tại các thành phố lớn cơ hội tìm việc làm lại cao hơn.

Vài thông số để tham khảo (hàng tháng):

Tiền thuê nhà (bao gồm cả tiền điện, tiền nước): 298 EUR

Lương thực, thực phẩm: 165 EUR

May, mặc: 52 EUR

Đi, lại: 82 EUR

Bảo hiểm, thuốc men, Y tế: 66 EUR

Thông tin, liên lạc: 33 EUR

Sách, tạp hóa: 30 EUR

Giải trí, văn hóa và thể thao: 68 EUR

TỔNG: 794 EUR

Số tiền trên chưa bao gồm các khoản cần phải thanh toán cho Trường Đại học.

2. Ký túc xá/Tìm chổ ở

Sinh viên thường ở tại các Ký túc xá hay thuê chung một căn hộ để ở ghép. Nên tiến hành sớm việc tìm và đặt chổ trong Ký túc xá.

3. Bảo hiểm Y tế Sinh viên

Theo luật định, mỗi Sinh viên dưới 30 tuổi tại Đức phải có Bảo hiểm Y tế bắt buộc (Krankenversicherung). Bên cạnh các Công ty Bảo hiểm luật định lớn (gesetzliche Krankenversicherung - GKV) như TKK, AOK, BKK, IKK v. v. còn có rất nhiều Công ty Bảo hiểm tư (private Krankenversicherung - PKV) khác. Sự khác biệt cơ bản giữa Bảo hiểm luật định và Bảo hiểm tư là phí Bảo hiểm và quyền lợi Bảo hiểm.

Phí Bảo hiểm của Bảo hiểm luật định đối với Sinh viên được Bộ Y tế Đức ấn định thống nhất hiện thời là:

66,33 + 15,25 = 81,58 EUR/tháng

Các Công ty Bảo hiểm tư không bị ràng buộc vào luật này nên có thể thu phí Bảo hiểm cao hơn hay thấp hơn phù hợp với khả năng tài chính của Sinh viên.

Quyền lợi Bảo hiểm tối thiểu của Bảo hiểm luật định đối với Sinh viên được Bộ Y tế Đức ấn định thống nhất. Các Công ty Bảo hiểm tư không bị ràng buộc vào luật này nên có thể cung cấp cho người mua Bảo hiểm các quyền lợi khác nhau phù hợp với nhu cầu của Sinh viên.

Nếu mua Bảo hiểm của một Công ty Bảo hiểm luật định thì có thể đổi sang một Công ty Bảo hiểm tư bất kỳ lúc nào. Ngược lại thì không. Khi quyết định mua Bảo hiểm của một Công ty Bảo hiểm tư thì sẽ bị ràng buộc tối thiểu suốt thời gian học vào các Công ty Bảo hiểm tư. Bảo hiểm Sinh viên của các Công ty Bảo hiểm luật định chỉ kéo dài tối đa 14 Học kỳ hay tới ngày sinh nhật thứ 30 của người được Bảo hiểm.

Theo daad-vietnam.vn

Theo daad-vietnam.vn

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/tre/giai-dap-mot-so-cau-hoi-thuong-gap-khi-du-hoc-duc-3950776-l.html