Giấc mơ của Kiev: Muốn Mỹ cung cấp miễn phí tên lửa Patriot

Theo tờ 'Strana' của Ukraine, khi căng thẳng giữa Kiev và Moscow gia tăng, Văn phòng Tổng thống Ukraine đã đề xuất một ý tưởng mới khi đề nghị Mỹ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tối tân Patriot.

Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, Yelmak đã yêu cầu Mỹ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Yelmak nói rằng, Ukraine không chỉ tự vệ, mà còn giúp các nước phương Tây "chống lại" Nga, và Mỹ triển khai tên lửa Patriot tại Ukraine là "sát nách" Nga nhất. Vậy Patriot là loại tên lửa nào và liệu Ukraine có "cơ hội" nhận được chúng?

Người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine, Yelmak đã yêu cầu Mỹ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Yelmak nói rằng, Ukraine không chỉ tự vệ, mà còn giúp các nước phương Tây "chống lại" Nga, và Mỹ triển khai tên lửa Patriot tại Ukraine là "sát nách" Nga nhất. Vậy Patriot là loại tên lửa nào và liệu Ukraine có "cơ hội" nhận được chúng?

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot MIM-104 là vũ khí phòng không chủ lực của quân đội Mỹ, một số nước NATO và đồng minh của Mỹ. Patriot được đưa vào biên chế năm 1982 và đã trải qua nhiều lần nâng cấp. Patriot tương tự như các hệ thống S-300 và S-400 của Liên Xô/Nga, nhiệm vụ chính của nó là đánh chặn các mục tiêu trên không, bao gồm cả máy bay và tên lửa của đối phương.

Patriot đã được sử dụng trong 4 cuộc chiến, đó là Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq năm 2003, cuộc chiến ở Syria gần đây và cuộc xung đột giữa liên quân Ả Rập Xê Út ở Yemen. Chính xác Patriot chủ yếu được sử dụng ở Trung Đông, nơi các cuộc xung đột đang diễn ra và vẫn tiếp diễn.

Cách đây không lâu, màn trình diễn của Patriot trong cuộc xung đột tại Trung Đông đã bị chỉ trích dữ dội. Vào mùa thu năm 2019, lực lượng vũ trang Yemen Houthi đã sử dụng UAV và tên lửa hành trình (đều tự chế), để tấn công nhà máy dầu của Ả Rập Xê-út, được bảo vệ bởi 88 hệ thống tên lửa Patriot, nhưng các hệ thống này "không phản ứng gì", với cuộc tiến công trên.

Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Pompeo khi đó đã thừa nhận, hệ thống Patriot được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo, bay theo quỹ đạo có thể đoán trước; còn đối với các mục tiêu tầm thấp và cơ động như máy bay không người lái hay tên lửa hành trình, Patriot không thể làm gì được?

Hiện nay quốc gia láng giềng của Ukraine là Ba Lan (là đồng minh của Mỹ), đã mua hai hệ thống Patriot, cùng 208 tên lửa, với giá 4,55 tỷ USD. Hợp đồng chính thức được ký kết vào năm 2018, và việc bàn giao dự kiến hoàn thành trong 4 năm. Do đó, giá một bộ Patriot vào khoảng 2 tỷ USD, và phải mất vài năm mới có thể giao hàng.

Nhưng ý tưởng của ông Ermak có thực tế không? khi Ukraine phải cần nhiều tên lửa Patriot hơn Ba Lan, khi Ba Lan mua Patriot, chủ yếu để đánh chặn tên lửa Iskander của Nga, đặt ở vùng Kaliningrad (Kaliningrad là vùng lãnh thổ nằm ở ngoài biên giới Nga, giáp phía bắc của Ba Lan, với tổng chiều dài biên giới chỉ khoảng 200 km).

Ngược lại, biên giới giữa Ukraine và Nga, bao gồm khu vực Crimea và Biển Đen, dài hơn 2.000 km, gấp mười lần biên giới giữa Ba Lan và Nga. Rõ ràng, Ucraina cần có nhiều tên lửa Patriot hơn, để bao quát một khu vực rộng lớn như vậy.

Đối chiếu với ngân sách của Ukraine hiện nay, việc Ukraine mua số lượng lớn tên lửa Patriot là không thực tế. Ngân sách quân sự của Ukraine vào năm 2021 chỉ là 4 tỷ USD. Con số này thậm chí còn ít hơn số tiền Ba Lan bỏ ra để mua 2 hệ thống Patriot.

Rõ ràng ý của ông Yelmak là Mỹ nên hỗ trợ tài chính cho Ukraine, để mua tên lửa Patriot; vì trên thực tế, Ukraine cũng không có tiền để mua Patriot. Trong trường hợp này, Ukraine muốn được cung cấp Patriot "miễn phí", vì nước này "tự nhận" là "tiền đồn chống lại Nga".

Nhưng điều này là không thực tế, ngay cả các quốc gia đồng minh NATO của Mỹ, cũng phải "mua đắt" tên lửa Patriot. Nói cách khác, ngay từ đầu Mỹ đã không muốn cung cấp quá nhiều hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đây chỉ là một hoạt động "kinh doanh địa chính trị" mà thôi.

Một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng, là đối với các quốc gia có trang bị tên lửa Patriot, Mỹ đều có căn cứ quân sự tại đây, bao gồm sân bay, doanh trại và các cơ sở quan trọng khác. Tiêu chuẩn này không chỉ áp dụng cho các nước NATO, mà còn cho các đồng minh khác của Mỹ, chẳng hạn như các nước ở Trung Đông hoặc Nhật Bản.

Nhưng vấn đề trên lại không hoàn toàn phù hợp với Ukraine, khi Kiev không phải là thành viên của NATO, nên nước này không có căn cứ của Mỹ, và Mỹ cũng không có bất kỳ cơ sở hạ tầng quan trọng nào khác trên lãnh thổ Ukraine.

Như vậy, nếu Ukraine muốn có được hệ thống Patriot, thì cách nhanh nhất là xin gia nhập NATO. Nhưng cho đến nay, kế hoạch này cũng rất viển vông. Chỉ vài ngày trước, Đức đã bày tỏ sự không đồng tình với ý tưởng Ukraine gia nhập NATO, và lập trường của người Mỹ cũng rất mơ hồ.

Nói cách khác, cho đến nay, tên lửa Patriot chỉ "nằm trong giấc mơ" của các nhà lãnh đạo Ukraine. Mục đích duy nhất trong tuyên bố của ông Yermak, là cố gắng gửi càng nhiều thông tin cho phương Tây thì càng tốt, nhằm xin thêm hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine.

Tổng thống Ukraine đã yêu cầu Mỹ, cung cấp thêm viện trợ quân sự và vũ khí. Nhưng phương Mỹ và phương Tây không vội đáp ứng yêu cầu cho Ukraine, ngay cả khi có nguy cơ xảy ra chiến tranh với Nga. Bởi vì, Mỹ không muốn đối đầu trực tiếp với Nga, ngay tại "sân nhà" của quốc gia, có số lượng vũ khí hạt nhân không kém gì Mỹ và tuyên bố sẵn sàng sử dụng loại "hàng nóng" này, nếu lợi ích quốc gia của Nga bị đe dọa. Nguồn ảnh: Flickr.

Sức mạnh của hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot trong biên chế các lực lượng vũ trang NATO, chịu trách nhiệm phòng thủ châu Âu. Nguồn: Longiness.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/giac-mo-cua-kiev-muon-my-cung-cap-mien-phi-ten-lua-patriot-1524150.html