Gia Viễn: Nông dân mất mùa dưa bở

Sau 3 tháng gieo trồng, nông dân ở các xã Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Phương (huyện Gia Viễn) đang vào vụ thu hoạch dưa bở, dưa lê. Thế nhưng năm nay, thời tiết bất thuận đã gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa, nhiều diện tích bị sâu bệnh hại, năng suất không đạt như mọi năm.

Nông dân xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn dọn dẹp ruộng dưa bị hỏng để trồng vụ mới. Ảnh: Minh Đường

Đầu tháng5, mùa thu hoạch dưa bở, trời nắng chang chang, nông dân các xã vùng trọng điểmtrồng dưa của huyện Gia Viễn tấp nập trên các cánh đồng nhưng không làm côngviệc thu hoạch như mọi năm mà phần lớn là dọn dẹp đồng ruộng.

Những ruộng dưahéo rũ, bạc trắng lá. Cặm cụi thu gọn những thân dưa còn lại trên đồng, bàNguyễn Thị Hào, thôn Hán Nam xã Gia Tiến buồn rầu cho biết: Gia đình tôi trồng5 sào dưa, trong đó có 4 sào dưa lê và 1 sào dưa hấu nhưng không có nổi 1 quảnào để ăn, nói gì đến lời lãi.

Trồng dưa nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ tôirơi vào cảnh mất trắng như năm nay. Không hiểu thời tiết năm nay thế nào, màcây dưa đang lên mơn mởn thì đột nhiên thụt dây, vàng lá, phấn trắng bao trùmlên toàn bộ phiến lá rồi lan xuống cả thân cành, cây dưa không thể nào ra hoa,đậu quả được nữa.

Hiện nay, gia đình chỉ còn cách phá bỏ, chuyển sang cây trồngkhác. May mắn hơn gia đình bà Hào, ruộng dưa của nhà chị Yến vẫn cho thu hoạch,tuy nhiên năng suất rất thấp, chỉ khoảng 20-30 kg/sào. Ngoài ra, việc tiêu thụcũng rất khó khăn. “Ruộng toàn quả nhỏ, xấu xí, vẹo vọ nên thương lái ép giáxuống chỉ còn 5-6 nghìn đồng/1kg. Nhưng thời điểm dịch bệnh này, giao thương,đi lại khó khăn, họ mua cho cũng mừng rồi”, chị Yến ngao ngán khi nói về vụ dưanăm nay.

Chị Hà, mộtthương lái tại Thanh Hóa cho biết mọi năm dưa bở khá đắt khách, đặc biệt là vàothời điểm nắng nóng. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh, việc buôn bán bị chậm lại,một phần nữa là do dưa ít bột, chất lượng quả giảm nên người tiêu dùng kénchọn.

Theo tính toán của người nông dân, trung bình mỗi sào trồng dưa, ngươìdân đầu tư khoảng 1 triệu đồng bao gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,chưa tính tiền công chăm sóc. Nếu như dưa cho năng suất 700-800 kg/sào và bánđược giá trung bình 7-8 nghìn đồng/kg, thì trừ chi phí bà con sẽ thu lãi 4-5triệu đồng. Tuy nhiên, với tình cảnh vừa mất mùa, vừa mất giá như năm nay thìhộ nào may mắn lắm cũng chỉ hòa vốn, còn lại đa số thua lỗ nặng.

Được biết,vụ xuân này, huyện Gia Viễn có 62,4 ha dưa lê và dưa bở, tập trung chủ yếu ở 3xã là Gia Thắng, Gia Tiến và Gia Phương. Giải thích về thất bại của vụ dưa nămnay, ông Bùi An Khang, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Gia Viễncho rằng: Có rất nhiều nguyên nhân, trước hết là do thời tiết. Các cụ đã có câu“nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”, trong khi năm nay nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và trơiầm u kéo dài nhiều ngày liền.

Bên cạnh đó, phương thức canh tác lạc hậu, việcsử dụng quá nhiều phân hóa học, không bổ sung các yếu tố vi lượng cũng khiếnđất đai bị thoái hóa ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.Ngoài ra, việc bà con tự để giống dưa từ vụ này qua vụ khác cũng khiến cho mầmbệnh lây lan, phát triển. Theo điều tra của Trung tâm, hầu hết các diện tíchdưa của bà con đều bị các bệnh héo xanh, phấn trắng…

Trung tâmDịch vụ nông nghiệp huyện khuyến cáo: hiện nay, bà con đang tiếp tục gieo trồngvụ dưa thứ 2, một số hộ đưa thêm các cây trồng khác như bí đỏ vào sản xuất. Tuynhiên, để đảm bảo năng suất, chất lượng, tránh lặp lại thất bại của vụ trước,bà con lưu ý cần phải xử lý đất thật tốt, có thể dùng vôi bột và một số hoáchất như Vibam để diệt trừ mầm bệnh.

Song song với đó, trong quá trình canh táccần ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ, kết hợp bổ sung các loại phân vi lượng đểtăng khả năng phục hồi cho đất. Đặc biệt, hạn chế việc tự để giống, cần đưa cácgiống mới, sạch bệnh vào gieo trồng.

Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gia-vien-nong-dan-mat-mua-dua-bo-20200505082837713p2c21.htm