Gia Viễn: Nỗ lực thực hiện Đề án 'Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh'

Để từng bước khống chế tốc độ gia tăng chênh lệch giới tính khi sinh, huyện Gia Viễn đã và đang đẩy mạnh thực hiện Đề án 'Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh' trên địa bàn huyện. Đề án bước đầu đạt được kết quả khả quan, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội.

Tuyên truyền thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tại thị trấn Me (Gia Viễn).

Thực hiện Đề án“Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” tại thị trấn Me, đồng chí Phan ThịHảo, chuyên trách Dân số - KHHGĐ thị trấn Me cho biết: Thị trấn Me đang ở giaiđoạn đầu của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chênh lệch giới tínhkhi sinh của thị trấn đang có tín hiệu giảm nhưng vẫn ở mức chênh lệch cao: Năm2018, chênh lệch giới tính khi sinh của thị trấn tăng lên 122 bé trai/100 bégái; đến năm 2019 giảm xuống 117 bé trai/100 bé gái. Nhằm hạn chế đến mức thấpnhất hệ lụy gây ra bởi sự chênh lệch giới tính khi sinh ở địa bàn trung tâm, cóđiều kiện kinh tế, thị trấn Me đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thựchiện nghiêm khoản 2, điều 7 Pháp lệnh Dân số năm 2003 về việc cấm lựa chọn giơítính thai nhi dưới mọi hình thức (như tư vấn, chẩn đoán giới tính của thai nhi,phá thai…); tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, phát huy sự tham gia củanam giới vì bình đẳng giới; tổ chức các lớp cung cấp kiến thức nâng cao nhậnthức người dân về mất cân bằng giới tính khi sinh; vận động chính quyền, cácđoàn thể chính trị - xã hội để họ quan tâm giám sát việc thực thi pháp luậttrong công tác giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; phát huy vai trò củacộng tác viên dân số tích cực sâu sát địa bàn, sâu sát đối tượng trong độ tuôỉsinh sản, đặc biệt với gia đình sinh con một bề là gái để tuyên truyền, vậnđộng kịp thời, không để xảy ra tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi và tìnhtrạng sinh nhiều do chưa có con trai.

Đề án “Kiểm soátmất cân bằng giới tính khi sinh” được huyện Gia Viễn triển khai năm 2010 nhằmtừng bước khống chế tỷ lệ tăng dân số trên địa bàn huyện. Thuận lợi trong triểnkhai thực hiện Đề án là nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy,HĐND, UBND huyện và cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, thị trấn; sự phối hợp tíchcực của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội từ huyện đến cơ sở trongviệc triển khai thực hiện trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số -KHHGĐ từ huyện đến cơ sở có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với công việc.Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Đề án cũng gặp những khó khăn, do ngươìdân còn tư tưởng muốn có con trai; kinh phí hoạt động cho Đề án còn hạn chế.Triển khai các hoạt động của Đề án chủ yếu là lồng ghép với các hoạt động kháccủa ngành. Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh ở một số địa bàn đang cao ở mứcbáo động như: xã Gia Trấn 154 nam/100 nữ, Gia Vân 164 nam/100 nữ, Gia Phương142 nam/100 nữ, Gia Phong 140 nam/100 nữ, Gia Thắng 129 nam/100 nữ...

Nhằm triển khaihiệu quả Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”, huyện đã đẩy mạnhcông tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi nhằm hạnchế và đi đến loại trừ lựa chọn giới tính thai nhi. Đối tượng tập trung tuyêntruyền là phụ nữ và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt đã có 2con một bề và nhất là 2 con gái, nam giới, người cung cấp các dịch vụ lựa chọngiới tính. Có chính sách ưu tiên dành cho nữ giới, nêu cao vai trò và nhữngthành đạt của nữ giới trong xã hội hiện nay, như thành lập câu lạc bộ nữ cán bộquản lý, một số cơ quan, đơn vị có cơ cấu nữ là cán bộ lãnh đạo. Sử dụng nhữnghình thức xử phạt thực sự có hiệu quả để răn đe mọi hành vi tuyên truyền, hướngdẫn lựa chọn và xác định giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, đặc biệt là cácấn phẩm với nội dung hướng dẫn sinh con trai hay con gái theo ý muốn, phươngpháp siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi, phá thai lựa chọn giới tính… Năm2019, Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức 7 hội nghị cung cấp thông tin, kiến thứcvề Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” cho người dân tại địa bàn;thực hiện lồng ghép 21 buổi tuyên truyền tư vấn, cung cấp thông tin một số nôịdung cơ bản về giới và giới tính khi sinh, hậu quả, hệ lụy của việc mất cânbằng giới tính khi sinh cho 838 người…

Đề án bước đầu đãlàm thay đổi nhận thức của người dân về tư tưởng trọng nam, khinh nữ, góp phầnnâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội. Đồng thời, ổn định được cơ câúdân số. Gia Viễn là đơn vị tiêu biểu của tỉnh trong việc từng bước kiểm soáttình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Kết quả, chênh lệch giới tính khisinh trên địa bàn huyện năm 2017 là 107 bé trai/100 bé gái, năm 2018 là 119 bétrai/100 bé gái, năm 2019 giảm còn 113 bé trai/100 bé gái (tỷ số giới tính cânbằng theo quy luật ở mức 104-106 bé trai/100 bé gái).

Bài, ảnh: TiếnMinh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gia-vien-no-lyc-thyc-hien-ie-an-kiem-soat-mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh-20191220081713589p4c7.htm