Gia Viễn: Cải tạo nguồn nước trong nuôi thủy sản nội đồng

Gia Viễn là huyện đi đầu trong phong trào nuôi cá nước ngọt nội đồng của tỉnh. Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, toàn huyện hiện có 1.723,5 ha nuôi trồng thủy sản trong đó nuôi thâm canh chiếm khoảng 386 ha. Hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 15,5 nghìn tấn cá nước ngọt, chủ yếu là các đối tượng cá Trắm cỏ, cá chép dài, cá trắm đen. Điển hình là các xã: Gia Phương, Gia Vượng, Gia Hòa, Gia Tân, Gia Xuân….

Thu mua thủy sản ở huyện Gia Viễn. Ảnh: Đ.L

Mặc dù, nghề nuôi thủy sản thời gian gầnđây phát triển khá ổn định, trình độ kỹ thuật của người nuôi và mức độ thâmcanh ngày càng được nâng cao... nhưng do tốc độ mở rộng diện tích quá nhanhtrong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ; ý thức của người dân về sử dụng hóa chất,kháng sinh và quản lý vùng nuôi chưa tốt dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm,nguy cơ bùng phát dịch bệnh luôn hiện hữu.

Để giải quyết tình trạng này, góp phầntăng hiệu quả cho người nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản Ninh Bình đã khuyếnkích và hướng dẫn hộ dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật cải tạo nguồn nướcnuôi, nhằm hạn chế dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Đồngchí Đặng Thị Thu Trang, Trạm thủy sản Nho Quan-Gia Viễn cho biết: Giải pháp kỹthuật cải tạo nguồn nước ao nuôi đã được ứng dụng là lọc nước cơ học và lọc nướctuần hoàn sử dụng công nghệ vi sinh. Lọc nước cơ học là giải pháp truyền thốngđang được nhiều hộ dân áp dụng trong sản xuất với nước từ kênh mương được đưavào qua bể lọc ngược qua các ngăn lọc thô, sau đó được đưa sang ngăn lọc tinh củabể lọc và cấp vào các ao nuôi.

Giải pháp này có ưu điểm: Đơn giản, chi phí thấp,không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao…tuy nhiên phụ thuộc vào nguồn nước từ ngoàimôi trường và chỉ đáp ứng được cho các hộ có ao sản xuất nhỏ. Giải pháp kỹ thuậtlọc nước tuần hoàn sử dụng công nghệ vi sinh hiện đang được các hộ nuôi tại xãGia Phương, Gia Vượng, Gia Hòa áp dụng vào sản xuất đã mang lại hiệu quả cao cảvề mặt môi trường và kinh tế. Nước được lấy một lần từ kênh mương của vùng hoặcnước được vận chuyển từ các hệ thống ao nuôi vào ao lắng.

Tại đây, nước được diệtkhuẩn, diệt tạp bằng các hóa chất được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sử dụngtrong nuôi trồng thủy sản, sau đó liên tục chạy máy quạt nước để các loại hoáchất hết tác dụng; rồi sử dụng chế phẩm sinh học có chứa các chủng vi khuẩn cólợi như: Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces, Nitrosomonas, Nitrobacter,Actinomyces, Rhodobacter, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas… để làm tăng hàm lượngôxy, ổn định pH và các chỉ số môi trường trong ao nuôi; tăng sinh khối nhanhnguồn vi sinh có lợi; cung cấp nhóm ôxy hóa amonia (Nitrosomonas vàNitrobacter) làm tăng hiệu quả trong việc phân hủy các chất thải do phân, thứcăn dư thừa trong quá trình nuôi. Khi nước tại ao lắng này đạt chất lượng đảm bảonuôi trồng thủy sản sẽ được đưa sang ao chứa, “sẵn sàng” để cấp trở lại cho cácao nuôi.

Theo ông Hoàng Thanh Liêm, xã GiaPhương-Một trong những hộ áp dụng giải pháp này vào sản xuất của gia đình chiasẻ: Gia đình tôi hoàn toàn chủ động về nguồn nước trong sản xuất, không bị phụthuộc từ kênh mương của vùng, nhất là vào mùa khô hoặc khi một vài hộ trongvùng bị dịch bệnh. Đặc biệt, không bị ảnh hưởng của hoạt động phun thuốc trừsâu hoặc thuốc BVTV của bà con trồng lúa xung quanh.

Tuy nhiên, để có kết quảnày, bản thân tôi phải mất rất nhiều thời gian tìm tòi học hỏi và được sự hướngdẫn nhiệt tình từ cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thủy sản trong việc sử dụng vànuôi cấy các chủng vi sinh vật vào ao xử lý nước của gia đình. Hai năm trở lạiđây, nhờ áp dụng kỹ thuật mới này vào quản lý nước ao nuôi, hầu như các ao nuôicủa gia đình không bị mắc các bệnh dịch do môi trường nước bị ô nhiễm gây ra.Vì thế, bà con nuôi thủy sản các vùng lân cận thường xuyên đến tham qua học hỏiđể áp dụng vào sản xuất.

Giải pháp kỹ thuật xử lý nước ao nuôi,mới được đưa vào áp dụng đã thực sự góp phần giúp các hộ nuôi trồng thủy sảntrên địa bàn huyện Gia Viễn chủ động trong sản xuất; tiết kiệm nguồn nước; kìmhãm, hạn chế mầm bệnh phát triển; ổn định môi trường vùng nuôi. Giải pháp nàyđang được áp dụng ở nhiều hộ sản xuất đã tạo ra nguồn thủy sản sạch bệnh, giúptăng giá trị, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường về sảnphẩm “sạch”, phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản của người dân nội đồng.

Bài,ảnh: Nguyễn Minh Huệ

(Chi cục Thủy sản)

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gia-vien-cai-tao-nguon-nuoc-trong-nuoi-thuy-san-noi-dong-20190215090746425p2c21.htm