Giá vàng hôm nay 22/6: Tăng mạnh phiên đầu tuần

Giá vàng hôm nay 22/6 chứng kiến mức tăng mạnh trên thị trường thế giới, khi tác dộng của dịch COVID-19 đang khiến thị trường bị ảnh hưởng mạnh.

Tới 7h30 sáng 22/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.767 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.763 USD/ounce.

Mặc dù nhiều chuyên gia y tế cho rằng Bắc Kinh đã kiểm soát được dịch COVID-19, song số người lây nhiễm đang gia tăng trên toàn cầu tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với vàng và giúp giá kim loại quý này đứng gần mức cao nhất trong một tuần vào đầu phiên giao dịch.

Khảo sát về giá vàng tuần tới của Kitco với 16 chuyên gia trên phố Wall, thì có 9 người dự báo vàng sẽ tăng giá, 5 người dự báo vàng sẽ đi ngang và như vậy chỉ còn 2 người báo vàng sẽ giảm.

 Giá vàng tăng do tác động của COVID-19.

Giá vàng tăng do tác động của COVID-19.

Đối với khảo sát trực tuyến, với 1.299 người tham gia thì 53% trong số đó tin rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng, 23% cho rằng giá vàng giảm và 24% còn lại có quan điểm giá vàng sẽ đi ngang.

Adrian Day, chủ tịch và giám đốc điều hành của Adrian Day Asset Managemet cũng dự báo giá vàng thấp hơn dù vẫn đang mong đợi sự phục hồi trong dài hạn. Ông cho rằng vàng đã tăng quá nhanh và đang mất đà.

Jim Wyckoff, nhà phân tích kỹ thuật cao cấp của Kitco cũng kỳ vọng giá vàng cao hơn. Charlie Nedoss, chiến lực gia thị trường cao cấp của tập đoàn LaSalle Futures đang kỳ vọng giá vàng lên quanh 1.760 USD/ounce.

Kinh tế Hoa Kỳ có dấu hiệu bắt đầu phục hồi: Số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tháng 5/2020 tăng 2,5 triệu việc sau khi giảm kỷ lục 20,7 triệu việc trong tháng 4/2020, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 13,3%, so với mức 14,7% của tháng trước đó.

Doanh số bán lẻ tháng 5/2020 tăng 17,7% so với tháng trước đó, đảo ngược xu hướng giảm của tháng 3 và 4/2020. Niềm tin tiêu dùng trong tháng 6/2020 tăng lên 78,9 điểm, so với 73,2 điểm của tháng 5/2020.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và một số nước đồng minh (OPEC+) tuân thủ cam kết về cắt giảm sản lượng. Số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, sản lượng dầu thế giới trong tháng 5 giảm gần 12 triệu thùng/ngày, trong đó OPEC+ giảm sản lượng 9,4 triệu thùng/ngày, điều đó có nghĩa OPEC+ tuân thủ 89% với thỏa thuận giảm sản lượng trong tháng này.

Nguồn cung được kiểm soát góp phần thúc đẩy giá dầu tăng lên, kéo giá nhiều mặt hàng khác có liên quan với dầu như cao su, đường… tăng theo.

Hoàng Phúc

Nguồn Vietnamdaily: https://vietnamdaily.net.vn/tai-chinh-ngan-hang/gia-vang-hom-nay-226-tang-manh-phien-dau-tuan-94173.html