Giá tiêu hôm nay 14/8, thị trường phản ứng trái chiều, giá hồ tiêu 'ì ạch', xuất hiện yếu tố bất lợi

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 70.000 - 72.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 14/8, thị trường phản ứng trái chiều, giá hồ tiêu ‘ì ạch’, xuất hiện yếu tố bất lợi. (Nguồn: Shutterstock)

Giá tiêu hôm nay 14/8, thị trường phản ứng trái chiều, giá hồ tiêu ‘ì ạch’, xuất hiện yếu tố bất lợi. (Nguồn: Shutterstock)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 70.000 - 72.500 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (70.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (71.500 đ/kg); Bình Phước (72.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.500 đ/kg.

Theo Cộng đồng Hồ tiêu thế giới, thị trường tuần này phản ứng trái chiều với giá tiêu đen Indonesia ghi nhận mức tăng cao nhất.

Trong khi đó, sau khi được báo cáo với xu hướng tăng trong 2 tuần qua, giá tiêu Ấn Độ đã phản ứng tiêu cực trong tuần này. Nguyên nhân một phần do sự suy yếu của đồng Rupee so với USD.

Trái ngược với đó, giá tiêu trong nước ì ạch suốt tuần, so với đầu tuần đã giảm 1.000 - 1.500 đồng/kg.

Ngoài ra, theo phản ánh của Diễn đàn những người làm hồ tiêu Việt Nam, hiện giá thu mua hồ tiêu trong nước không thống nhất, từ giá tham khảo trên mạng tới các đại lý thu mua. Thậm chí, trong cùng địa phương, các đại lý cũng đưa ra những mức giá chênh lệch.

Mặc dù xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Trung Quốc đang ấm dần lên nhưng các chuyên gia dự báo giá tiêu chưa thể tăng trở lại trong ngắn hạn, thậm chí có thể tiếp tục giảm.

Nguyên nhân là bởi thị trường đang xuất hiện một số yếu tố gây bất lợi cho sự phục hồi của giá tiêu. Sức ép của việc tăng lãi suất cơ bản tiền tệ buộc những đơn vị nhập khẩu không vội vàng ký hợp đồng mới bởi tồn kho vẫn còn.

Trong khi đó, giới đầu cơ trong nước cũng tính đến phương án bán cắt lỗ do phải gánh lãi suất cao. Điều này khiến thị trường liên tục rơi vào trạng thái thừa cung, thiếu cầu.

Đặc biệt, càng về thời điểm cuối năm, áp lực bán ra càng lớn bởi các đại lý cũng như đầu cơ nắm giữ hồ tiêu cần xoay vòng vốn để chuyển sang vụ cà phê.

Không những thế, thị trường cũng đối mặt với nỗi lo nhu cầu giảm sút khi lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ, hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu chủ lực của Việt Nam.

(tổng hợp)

Hải An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-148-thi-truong-phan-ung-trai-chieu-gia-ho-tieu-i-ach-xuat-hien-yeu-to-bat-loi-194253.html