Giá tiêu hôm nay 10/5: Trong nước giảm nhẹ, cao nhất 68.500đ/kg; Trung Quốc giảm nhập; thị trường thế giới giằng co

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 39.000 Rupee/tạ (cao nhất) và 38.866,65 Rupee/tạ (thấp nhất).

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 39.000 Rupee/tạ (cao nhất). (Nguồn: EMediHealth)

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 39.000 Rupee/tạ (cao nhất). (Nguồn: EMediHealth)

Cập nhật giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 39.000 Rupee/tạ (cao nhất) và 38.866,65 Rupee/tạ (thấp nhất).

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 6/5-12/5/2021 là: 313,36 VND/INR.

Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 65.000 - 68.500 đ/kg tại các địa phương.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 65.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (67.000 đ/kg); Bình Phước (67.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 68.500 đ/kg.

Trong những năm gần đây, tiêu đen đang là loại mặt hàng nông sản được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như thực phẩm, mỹ phẩm và dược liệu.

Ngành công nghiệp tiêu đen trên thế giới đang chứng kiến quá trình “thay da đổi thịt” đáng kể nhờ những tiến bộ trong quá trình sản xuất và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.

Dự kiến trong giai đoạn 2021 - 2026, thị trường tiêu đen toàn cầu sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 4,1% với mức định giá là 4.184 triệu USD.

Theo thông cáo báo chí của Credible Markets được đăng trên Openpr.com mới đây, hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, thị trường hồ tiêu toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề khi phải đối mặt với các rào cản như gián đoạn chuỗi cung ứng, các biện pháp giãn cách xã hội và các hạn chế thương mại. Vậy khi nào thì thị trường này sẽ ổn định trở lại là câu hỏi được hầu hết mọi người quan tâm.

Với số ca mắc và tử vong do dịch Covid-19 liên tục ở mức kỷ lục, Ấn Độ, nhà sản xuất gia vị lớn nhất thế giới đã đóng cửa biên giới, hạn chế thương mại quốc tế. Việt Nam cũng đang đối mặt với làn sóng dịch thứ 4, việc giao thương hàng hóa qua biên giới cũng được siết chặt hơn.

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, nước nhập khẩu tiêu đen lớn của cả Ấn Độ và Việt Nam cũng ghi nhận kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu giảm mạnh. Đương nhiên, những yếu tố trên đã khiến giá các loại gia vị, trong đó có hồ tiêu, giảm mạnh.

Trong tháng 4, giá tiêu đen của Việt Nam đã giảm khoảng 10% chỉ trong một tuần và các nhà nhập khẩu cho rằng điều này là do tâm lý hoang mang của nhà nhập khẩu.

Ở châu Âu, người dân tăng cường tích trữ các loại gia vị như tiêu đen, gừng… trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh năm nay do nhu cầu về gia vị nướng tăng vọt.

Trong bối cảnh đó, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương khuyến cáo các nhà sản xuất trong nước cần cải thiện khâu chế biến để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển bền vững ngành hồ tiêu khi thế giới dần thoát khỏi “bóng đen” Covid-19.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-105-trong-nuoc-giam-nhe-cao-nhat-68500dkg-trung-quoc-giam-nhap-thi-truong-the-gioi-giang-co-144621.html