Gia tăng bệnh lý tiêu hóa và con đường thiết lập mạng lưới hệ vi sinh đường ruột

Theo GS Đào Văn Long – nguyên trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gân mật cho biết hiện nay ở nước ta một số bệnh lý tiêu hóa gan mật gia tăng nhanh chủ yếu do thói quen sinh hoạt của người dân

GS Đào Văn Long chia sẻ về các bệnh lý đường tiêu hóa

GS Đào Văn Long chia sẻ về các bệnh lý đường tiêu hóa

Theo GS Long các bệnh lý có liên quan đến rối loạn chức năng đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, các bệnh lý viêm gan không do virus như viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thay đổi lối sống, chúng ta ăn nhiều hơn, ăn nhiều chất hơn, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Thêm vào đó, Việt Nam là một nước sử dụng rượu, bia vào loại cao trong khu vực châu Á...

Ngày 29/9, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật đã tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Thiết lập mạng lưới Microbiome toàn cầu”. Theo GS Long trong hệ tiêu hóa của người cũng có rất nhiều vi sinh vật, các vi khuẩn, lợi khuẩn. Được gọi chung là microbiota với số lượng lên tới trên 100 triệu tỉ (1014) nghĩa là lớn hơn rất nhiều so với tổng số lượng các tế bào trong cơ thể. Nếu có một cách nào đó kết nối các vi sinh vật này với nhau thì chiều dài của chúng sẽ vượt quá 2,5 lần chu vi quả đất.

Gần đây, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thành phần và sự thay đổi của hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật của con người trong đó có bệnh lý đường tiêu hóa.

Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, microbiota của hệ tiêu hóa đã trở thành một vấn đề thời sự trong y học, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu về vi sinh, sinh hóa, sinh học phân tử, tin sinh học và cả trong khám chữa bệnh của các bác sĩ. Tuy nhiên, các ứng dụng hiện nay của microbiota trong đời sống và thực hành lâm sàng là rất đa dạng, điển hình là việc sử dụng các lợi khuẩn (probiotic) ở Việt Nam đang là một chủ đề khoa học khá mới mẻ.

Microbiome (hệ vi sinh vật) cấu thành từ các vi khuẩn (microbe) bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn tiềm ẩn gây bệnh. Phần lớn vi khuẩn là symbiotic (cộng sinh) (tức là cả cơ thể người và vi sinh vật đều có lợi) và vài loại vi khuẩn, với số lượng ít hơn, là pathogenic (gây bệnh).

Bên cạnh di truyền gia đình, môi trường và việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn trong việc xác định chủng vi khuẩn nào sinh sống trong ruột kết. Tất cả những yếu tố này tạo ra một hệ thống vi sinh vật độc nhất của từng người.

GS Long cho rằng probiotic có thể có ích đối với những tình huống gây căng thẳng cho cơ thể, ví dụ như là làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy sau khi tiếp xúc với những vi khuẩn gây bệnh, hoặc bổ sung vi khuẩn bình thường cho ruột sau khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh…

Hiện nay, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật đang đưa ra hàng loạt các nhiệm vụ được đặt ra đối với các nhà nghiên cứu và các bác sĩ tiêu hóa ở nước ta, điển hình như: Xác định các chủng chính trong hệ vi sinh đường tiêu hóa của người Việt. Đặc biệt, GS Long cho biết hệ gen và việc xây dựng ngân hàng gen của những chủng vi sinh vật này, các bệnh lý liên quan đến hệ vi sinh đường ruột.

Ngoài ra, vấn đề xử dụng các probiotic (các lợi khuẩn), các prebiotic (các chất giúp lợi khuẩn phát triển), simbiotic (lợi khuẩn kết hợp với chất giúp lợi khuẩn phát triển), trong đời sống và trong thực hành lâm sàng. Hiện nay, nhiều người dân có thói quen tự mua men vi sinh về bổ sung, thậm chí có bệnh nhân uống me vi sinh cả năm trời. Điều này hoàn toàn là thừa thãi, không cần thiết vì có rất nhiều hệ vi sinh nếu chỉ bổ sung một hệ cũng không có tác dụng.

K.Chi

Nguồn Infonet: https://infonet.vn/gia-tang-benh-ly-tieu-hoa-va-con-duong-thiet-lap-mang-luoi-he-vi-sinh-duong-ruot-post314672.info