Giá dầu thế giới 20/10: Sản lượng dầu Trung Quốc ở mức kỷ lục kéo giá dầu tăng mạnh

Giá dầu thế giới ngày 20/10 tăng mạnh sau thông tin sản lượng dầu của Trung Quốc trong tháng 9/2018 ở mức kỷ.

Ảnh minh họa

Ghi nhận của Petrotimes, đầu giờ ngày 20/10, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2018 trên sàn New York Mercantile Exchanghe ở mức 69,54 USD/thùng, tăng 83 cent trong phiên. Nhưng nếu so với đầu giờ ngày 19/10, giá dầu WTI giao tháng 12/2018 tăng 69 cent/thùng.

Trong khi đó, giá dầu WTI giao tháng 11/2018 đứng ở mức 69,37 USD/thùng, tăng 72 cent/thùng trong phiên và tăng 58 cent so với đầu giờ ngày 19/10.

Cũng theo ghi nhận trên New York Mercantile Exchanghe, đầu giờ ngày 20/10, giá dầu brent giao tháng 12/2018 đứng ở mức 79,98 USD/thùng, tăng 69 cent trong phiên và tăng 47 cent so với đầu giờ ngày 19/10.

Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, đầu giờ ngày 19/10, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 69,48 USD/thùng và cao nhất là 69,54 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu WTI đứng ở mức 68,67 USD/thùng, giảm 1,88%.

Với dầu brent, đầu giờ ngày 20/10, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 79,63 USD/thùng và cao nhất là 79,69 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu brent đứng ở mức 78,93 USD/thùng.

Giá dầu thế giới phục hồi mạnh sau khi Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, công bố mức sản lượng cao kỷ lục 12,49 triệu thùng/ngày.

Theo chuyên gia cao cấp phân tích thị trường năng lượng tại Interfax Energy ở London, ông Abhishek Kumar, nhận xét: “Nhu cầu dầu từ phía Trung Quốc tăng cao, cùng với việc các nước tham gia thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC tuân thủ đúng các quy định, đang hỗ trợ cho giá dầu”.

Ngoài ra, đà phục hồi của thị trường chứng khoán trong những ngày gần đây cũng là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá dầu khi nhà đầu tư gạt sang một bên những mối lo về biến động địa chính trị trên thế giới, tập trung phân tích các yếu tố cung cầu trên thị trường đề đưa ra quyết định đầu tư.

Cũng phải nói thêm, dầu thô luôn được nhắc đến như là mặt hàng chiến lược tại các quốc gia có dầu và có thể can thiệp vào các biến động địa chính trị toàn cầu. Trong quan hệ ngoại giao quốc tế, dầu thô còn được xem là một quân bài chiến lược khi đặt lên bàn đàm phán.

Hà Lê

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/gia-dau-the-gioi-2010-san-luong-dau-trung-quoc-o-muc-ky-luc-keo-gia-dau-tang-manh-518508.html