Giá cao su hôm nay 6/6: Giữ sắc xanh, Trung Quốc, Mỹ tăng nhập khẩu, nông dân Việt rinh 'quả ngọt'

Giá cao su hôm nay 6/6 ghi nhận sàn giao dịch Nhật Bản và Trung Quốc vẫn giữ đà tăng so với phiên giao dịch trước đó. Tại Việt Nam, sau nhiều năm rớt giá, 'vàng trắng' đã hồi sinh trở lại.

Giá cao su hôm nay: Tăng giá. (Nguồn: Cafe F)

Giá cao su hôm nay: Tăng giá. (Nguồn: Cafe F)

Cập nhật giá cao su thế giới

Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 249,9 Yen/kg, tăng 8 Yen so với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 249,0 Yen/kg, tăng 6 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 246,0, tăng 5,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 6/2021 ở mức 13.100 Nhân dân tệ/tấn, tăng 25 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 13.320 Nhân dân tệ/tấn, tăng 90 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.345 Nhân dân tệ/tấn, tăng 100 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Cập nhật giá cao su trong nước

Theo khảo sát, giá cao su hôm nay ở Bình Phước dao động trong khoảng 382-385 đồng/độ mủ.

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 390 đồng/độ mủ.

Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu mủ cao su tăng cao trên thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, nhà sản xuất, doanh nghiệp khai thác mủ cao su. Giá cao su tăng, đồng nghĩa với việc đời sống người dân từng bước được cải thiện.

Đã từ lâu, cây cao su được Quảng Trị xác định là 1 trong 6 cây chủ lực cạnh tranh. Đây được xem là cây đa mục tiêu về nông nghiệp, môi trường và hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy, dù chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai thì địa phương vẫn tập trung hình thành được các vùng sản xuất quy mô lớn.

Để phát triển cây cao su bền vững trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt và biến động của thị trường giá cả, ngành nông nghiệp đang tích cực phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch các vùng cao su và duy trì diện tích ổn định từ nay đến năm 2025 khoảng 20.000 - 21.000 ha.

Bên cạnh đó, tái canh những vườn cao su già cỗi và trồng mới các vùng cao su có điều kiện thuận lợi; tái cơ cấu ngành cao su để nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng bền vững, khuyến cáo nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Tuy nhiên, việc giá cao su rớt giá thê thảm trong mấy năm qua đã làm cho không ít người hoài nghi về chủ trương này. Đến vụ khai thác 2021, khi “vàng trắng” thực sự hồi sinh, những hoài nghi kia mới bị dập tắt.

Theo ông Nguyễn Hữu Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Quảng Trị, việc ngành nông nghiệp tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chế biến mủ cao su, tuyên truyền để nông dân không tự phát chuyển đổi cao su sang cây trồng khác khi mủ cao su xuống thấp... là một trong những điểm nhấn giữa những thời điểm khó khăn. Ông Tâm cho rằng, thành quả hiện có chính là “quả ngọt” của sự kiên định.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-cao-su-hom-nay-66-giu-sac-xanh-trung-quoc-my-tang-nhap-khau-nong-dan-viet-rinh-qua-ngot-147418.html