Giá cà phê hôm nay 7/6: Hết thanh lý và chốt lời, giá tuần mới sẽ theo thời tiết của Brazil?

Giá cà phê đảo chiều hồi phục trên cả hai sàn kỳ hạn sau khi nhà đầu tư đã mạnh tay thanh lý và chốt lời ngắn hạn ở phiên trước đó, trong khi các yếu tố cơ bản hầu như vẫn chưa có gì mới, ngoài các thông tin về thời tiết của Brazil.

Giá cà phê trong nước hôm nay (7/6) không biến động, tại hầu hết các địa phương trọng điểm. (Nguồn: BourbonCoffee)

Giá cà phê trong nước hôm nay (7/6) không biến động, tại hầu hết các địa phương trọng điểm. (Nguồn: BourbonCoffee)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 7/6

Tính chung cả tuần qua, thị trường cà phê robusta có 3 phiên tăng và 1 phiên giảm. Các mức tăng đều rất đáng kể và khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình. Thị trường cà phê arabica có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, tính chung giảm nhiều hơn tăng, nhưng mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bật tăng trở lại. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, tăng mạnh 23 USD (1,45%) lên 1.612 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 22 USD (1,36%), lên 1.638 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng bật tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng 4,05 Cent (2,57%), lên 161,65 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 4 Cent (2,51%), lên 163,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Phân tích thị trường

Giá cà phê trong nước hôm nay (7/6) không biến động, tại hầu hết các địa phương trọng điểm. Tỉnh/huyện Giá thu mua LÂM ĐỒNG — Bảo Lộc ROBUSTA 33.900 (VNĐ/Kg) — Di Linh ROBUSTA 33.800 — Lâm Hà ROBUSTA 33.900 ĐẮK LẮK — Cư M'gar ROBUSTA 35.000 — Ea H'leo ROBUSTA 34.800 — Buôn Hồ ROBUSTA 34.800 GIA LAI — Pleiku ROBUSTA 34.700 — Ia Grai ROBUSTA 34.700 — Chư Prông ROBUSTA 34.600 ĐẮK NÔNG — Đắk R'lấp ROBUSTA 34.600 — Gia Nghĩa ROBUSTA 34.700 KON TUM — Đắk Hà ROBUSTA 34.500 HỒ CHÍ MINH — R1 36.100

Phiên cuối cùng của tuần trước, đồng Real tăng thêm 0,94 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,0360 Real sau báo cáo kinh tế quốc gia tăng trưởng trong quý I cao hơn kỳ vọng, trong khi chỉ số USD suy yếu trở lại khi báo cáo việc làm Mỹ thấp hơn mong đợi, trong khi lạm phát gia tăng vượt mức.

Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ thị trường cà phê arabica ở New York cho thấy bộ phận đầu cơ phi thương mại đã nâng vị thế mua ròng thêm 0,18% trong tuần thương mại tính đến thứ Ba ngày 25/5 lên đăng ký mua ròng ở 35.411 lô, tương đương 10.038.062 bao.

Vị thế mua ròng này rất có khả năng đã được tăng thêm sau giai đoạn thương mại tích cực hơn kể từ sau đó.

Báo cáo CFTC mới nhất từ thị trường cà phê robusta tại London cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã giảm vị thế mua ròng bớt 1,49% so với một tuần trước đó, xuống đăng ký mua ròng ở 29.579 lô, tương đương với 4.929.833 bao.

Vị thế mua ròng này rất có khả năng đã được tăng mạnh trở lại sau giai đoạn thương mại rất tích cực kể từ sau đó.

Tính đến thứ Hai ngày 31/5, tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận đã giảm 1.450 tấn, tức giảm 0,91 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 157.600 tấn (tương đương 2.626.667 bao, bao 60 kg).

Cà phê là một trong những mặt hàng có giá tăng phi mã kể từ khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại bên cạnh những mặt hàng như đồng, sắt thép, dầu mỏ,.. Nguyên nhân là nguồn cung giảm sau chu kỳ bùng nổ kéo dài trong nhiều năm.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế(ICO), triển vọng sản lượng thấp hơn ở Brazil trong niên vụ cà phê 2021-2022 và sự sụt giảm dự kiến từ các nước sản xuất cà phê arabica khác do ảnh hưởng bởi khí hậu đang làm gia tăng sự biến động giá của các nhóm cà phê arabica.

ICO dự báo sản xuất của Mexico và Trung Mỹ giảm khoảng 2,1% ở mức 19,19 triệu bao. Mức giảm này là do một số quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng bởi các cơn bão Eta và Iota trước đó và khu vực đang phải khắc phục những thiệt hại gây ra cho sản xuất cà phê của năm hiện tại cũng như niên vụ tới.

Về triển vọng trong thời gian tới, việc giảm năng suất dự kiến ở nhiều nước xuất khẩu cũng như giảm đầu tư vào các trang trại cà phê do khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế, cán cân cung - cầu eo hẹp dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong niên vụ 2021-2022.

Thậm chí với triển vọng sản lượng cà phê ở Brazil thấp hơn trong niên vụ 2021-2022 và giảm ở các nước khác, tiêu thụ có khả năng vượt quá sản lượng cà phê thế giới trong năm niên vụ 2021-2022. Thời tiết mùa Đông ở Brazil hiện là tâm điểm chú ý của thị trường cà phê kỳ hạn hiện nay. Mọi báo cáo thời tiết được đưa ra vào lúc này đều gây tác động đáng kể lên giá cà phê thế giới, do Brazil là nhà sản xuất hàng đầu, chiếm tới hơn 1/3 sản lượng toàn cầu.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-76-het-thanh-ly-va-chot-loi-gia-tuan-moi-se-theo-thoi-tiet-cua-brazil-147496.html