Giá cà phê hôm nay 7/1: Covid-19 phát tác, thị trường điêu đứng; Giá hồ tiêu đã giảm mạnh, còn giảm tiếp

Giá cà phê thế giới liên tiếp giảm do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Các lệnh phong tỏa hay tình trạng khẩn cấp mà một số chính phủ buộc phải ban bố đang có tác động nặng nề lên các thị trường hàng hóa. Trong đó, giá tiêu thế giới đang tiếp tục giảm và được nhận định sẽ còn giảm.

Giá cà phê giao dịch ngay từ những ngày đầu năm 2021 tiếp tục đà suy giảm, nguyên nhân chính được cho là do đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới. (Nguồn: Reuters)

Giá cà phê giao dịch ngay từ những ngày đầu năm 2021 tiếp tục đà suy giảm, nguyên nhân chính được cho là do đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới. (Nguồn: Reuters)

Cập nhật giá cà phê hôm nay

Giá cà phê tại sàn ICE Futures Europe_London (Anh) do TG&VN ghi nhận lúc 23h00 ngày 6/1 (giờ Việt Nam), cà phê robusta giao tháng 1/2021 giảm tiếp 9 USD/tấn (0,66%) so với chốt phiên trước đó, giao dịch ở mức 1.348 USD/tấn; giao tháng 3/2021 giảm 3 USD/tấn (0,22%), giá giảm xuống 1.362 USD/tấn.

Tại sàn ICE Futures US_New York (Mỹ), giá cà phê arabica giao tháng 3/2021 giảm 3,6 Cent/lb (2,88%) ở mức 121,5 Cent/lb, giao tháng 5/2021 giảm 3,55 Cent/lb (2,79%) ở mức 123,55 Cent/lb.

Như vậy, giá cà phê giao dịch ngay từ những ngày đầu năm 2021 tiếp tục đà suy giảm, nguyên nhân chính được cho là do đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, khiến nhiều quốc gia phải thực hiện đóng cửa hoặc hạn chế đi lại, khiên nhu cầu tiêu thụ giảm trông thấy.

Chẳng hạn, sau khi Anh áp dụng lệnh phong tỏa trên diện rộng, Nhật Bản cũng dự kiến sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp với thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Saitama, Chiba và Kanagawa từ ngày 7/1 trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng mạnh. Nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ suy thoái kép, hồi phục theo mô hình chữ W, nếu tình trạng khẩn cấp được ban bố. Tiêu dùng cá nhân được dự bóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và do vậy GDP của Nhật Bản bị dự báo sẽ suy giảm trong quý I/2021.

Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá cà phê thu mua cũng giảm khoảng 200 đồng/kg, giao dịch quanh ngưỡng 32.000 - 32.500 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê tại các điểm thu mua ở Lâm Đồng đồng giá 32.000 đồng/kg; tại Đắk Lắk giá giữ ổn định ở mức 32.500 - 32.400 đồng/kg; tại Đắk Nông giá dao động trong khoảng 32.200 - 32.300 đồng/kg; tại Gia Lai ở mức 32.300 đồng/kg; tại Kon Tum tăng nhẹ lên 32.200 đồng/kg.

Năm 2020, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,51 triệu tấn, trị giá 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về lượng và giảm 7,1% về trị giá so với năm 2019. Tháng 12, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 2.000 USD/tấn, tăng 4% so với tháng 11 và tăng 14,9% so với tháng 12/2019. Năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.759 USD/tấn, tăng 1,8% so với năm 2019.

Thời gian vừa qua, xuất khẩu cà phê robusta sang nhiều thị trường chính giảm, như: Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Bỉ, Thái Lan, nhưng lại tăng tại các thị trường Italy, Nhật Bản, Algeria, Philippines.

Giá hồ tiêu thế giới giảm mạnh, trong nước đi ngang.

Trên thị trường thế giới, ghi nhận vào 23h00 ngày 6/1 (giờ Việt Nam), giá tiêu giao ngay tại sàn trực tuyến Kochi (Ấn Độ) giảm mạnh 225,65 Rupee/tạ (0,65%), giao dịch ở 34.707,7 Rupee/tạ 34707.7

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 31/12/2020 đến ngày 6/1/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,19 VND/INR.

Hiện tại, nguồn cung hồ tiêu mới chưa có, lượng tồn kho giao dịch ít. Ngoài ra, lượng cung còn bị gián đoạn do chi phí vận chuyển tăng cao do ảnh hưởng của lệnh hạn chế đi lại phòng Covid-19, doanh nghiệp phải thỏa thuận với khách hàng về việc giao hàng.

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ cũng ở mức thấp do các nước trong kỳ nghỉ đón năm mới 2021. Cuối tháng 12, giá hạt tiêu xuất khẩu tại Brazil và Malaysia ổn định so với cuối tháng 11/2020, trong khi giá tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc tăng.

Giá nông sản nói chung, giá tiêu nói riêng từ đầu năm 2021 đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tin tức dịch bệnh Covid-19 và căng thẳng thương mại giữa các quốc gia lớn. Hiện thêm nhiều quốc gia tái áp dụng lệnh phong tỏa, một số gói kích thích kinh tế bị trì hoãn, kinh tế thế giới nhiều biến động mới, khiến giới đầu tư ít mặn mà với các loại hàng hóa rủi ro, để tập trung vào vàng và Bitcoin. Dự báo trong thời gian tới, lượng cung - cầu hạt tiêu trên thị trường sẽ khá ổn định, vì sản lượng hạt tiêu toàn cầu giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Giá tiêu tại thị trường trong nước ít thay đổi, đang giao dịch ổn định trong khoảng giá 52.500 - 54.500 đồng/kg. Hiện tại, mức giá thấp nhất là 53.000 đồng/kg tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai. Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục ghi nhận mốc cao nhất theo khảo sát là 54.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu hôm nay không đổi, giao dịch ở mức 54.000 đồng/kg.

Trước thực trạng thiếu container rỗng dẫn đến cước tàu biển tăng cao, mới đây Cục Hàng hải Việt Nam đã có công văn gửi cho các hãng tàu vận tải biển container tại Việt Nam, đề nghị "Niêm yết giá công khai; có biện pháp tăng dự trữ container rỗng; đồng hành cùng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này."

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-71-covid-19-phat-tac-thi-truong-dieu-dung-gia-ho-tieu-da-giam-manh-con-giam-tiep-133270.html