Giá cà phê hôm nay 4/1: Giá cà phê robusta tăng mạnh bất ngờ, dòng tiền tác động mạnh hơn cung-cầu

Trong 10 tháng năm 2022, mặc dù kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng nhập khẩu cà phê của các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Giá cà phê trong nước không biến động tại một số địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch ngày 3/1. (Nguồn: YouTube)

Giá cà phê trong nước không biến động tại một số địa phương thu mua trọng điểm, trong phiên giao dịch ngày 3/1. (Nguồn: YouTube)

Giá cà phê hôm nay 4/1

Giá cà phê robusta giao dịch trên sàn London tăng mạnh bất ngờ. Đây là một diễn biến đủ cho thấy tính thiếu bền vững và thay đổi nhanh chóng của thị trường hàng hóa, đặc biệt là cà phê trong lúc này. Dòng tiền vẫn tác động mạnh hơn yếu tố cung cầu. Bởi vậy, hoạt động kinh doanh và cung ứng cần linh hoạt và thích ứng nhanh với hoàn cảnh.

Theo phân tích kỹ thuật, giá cà phê robusta đang ngấp nghé nằm dưới mức cản tâm lý 1.800 sau chuỗi ngày tìm cách chinh phục mức kháng cự 1.900 bất thành. Các chỉ số thị trường cho thấy, trong ngắn hạn xu hướng giảm giá có thể tiếp tục chiếm ưu thế và giá có thể giảm dò hỗ trợ kiểm định lại vùng giá 1.750-1.770 USD.

Thị trường hiện vẫn đang theo dõi các thông tin và chỉ số kinh tế sẽ được công bố trong tuần này của Mỹ để có thể dự đoán các hành động tiếp theo của Fed về tốc độ tăng lãi suất diễn ra trong năm 2023. Bên cạnh đó, sự lạc quan đã giảm dần đối với việc Trung Quốc mở cửa trở sau thời gian dài đóng cửa phòng chống dịch Covid-19, bởi số ca nhiễm bệnh gia tăng và sự không chắc chắn về khả năng phục hồi của nền kinh tế số 2 thế giới.

Tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE London ghi nhận tăng ở mức 64.260 tấn tính đến ngày 29/12/2022.

Đối với thị trường arabica, đồng Real của Brazil tăng giá nhẹ vừa hấp dẫn kích thích người sản xuất cà phê arabica đẩy mạnh bán hàng gây áp lực lên đà phục hồi. Tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE New York ghi nhận tiếp tục tăng ở mức 808.201 bao tính tới ngày 29/12/2022. Yếu tố này gây áp lực giảm lên giá cà phê arabica.

Theo phân tích kỹ thuật, nhìn chung xu hướng giá có tín hiệu trung tính và chưa rõ nét. Dự kiến trong ngắn hạn giá cà phê arabica có thể tiếp tục giằng co trong biên độ 160 – 175 với áp lực giảm do các thông tin cơ bản về sản lượng nguồn cung dồi dào và thời tiết Brazil thuận lợi, đặc biệt là yếu tố tiền tệ sức hút của dòng tiền đầu cơ vẫn đang tác động tiêu cực lên giá arabica trong ngắn hạn.

Kết thúc phiên giao dịch 3/1, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 3/2023 quay đầu tăng vọt 53 USD (2,95%), giao dịch tại 1.852 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2023 tăng 45 USD (2,54%), giao dịch tại 1.819 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục giảm. Kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 1 Cent/lb (0,6%), giao dịch tại 166,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 0,65 Cent/lb (0,39%), giao dịch tại 166,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 4/1 tăng mạnh tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Thông tin từ Tổng cục thống kê cho biết xuất khẩu cà phê Việt Nam cả năm 2022 ước đạt 1.72 triệu tấn, tăng 10.1% so với năm 2021. Nhiều yếu tố đã và đang tác động tiêu cực lên đà phục hồi của giá cà phê robusta.

Thị phần cà phê Việt Nam trên tổng nhập khẩu của 3/5 thị trường lớn tăng so với cùng kỳ năm 2021 gồm: Đức, Pháp và Canada; trong khi thị phần trong tổng nhập khẩu của Mỹ và Trung Quốc giảm.

Mỹ là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, trong 10 tháng năm 2022, nhập khẩu cà phê của Mỹ đạt 8,07 tỷ USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam đạt 285 triệu USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 3,87% trong 10 tháng năm 2021 xuống 3,53% trong 10 tháng năm 2022.

Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất châu Âu. Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, ngành cà phê Đức xuất khẩu sang các thị trường châu Âu.

Theo dự báo, thị trường cà phê Đức sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,09% trong giai đoạn 2022 – 2027. Do đó, Đức là thị trường nhập khẩu cà phê tiềm năng lớn mà các quốc gia sản xuất đều muốn khai thác. Trong 10 tháng năm 2022, nhập khẩu cà phê của Đức đạt 4,72 tỷ USD, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Đức nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 494,9 triệu USD, tăng 58,2%. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Đức tăng từ 9,35% trong 10 tháng năm 2021 lên 10,47% trong 10 tháng năm 2022.

Gia An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-41-gia-ca-phe-robusta-tang-manh-bat-ngo-dong-tien-tac-dong-manh-hon-cung-cau-212106.html