Giá cà phê hôm nay 13/12: Sản lượng vụ mới ở Việt Nam có thể tác động lên giá sàn phái sinh, giá hồ tiêu biến động trái chiều

Giá cà phê hôm nay 13/12 tăng 1.000 - 1.200 đồng/kg ở các vùng trồng trọng điểm so với đầu tuần, trong khoảng 32.500 - 33.100 đồng/kg. Giá hồ tiêu trong nước điều chỉnh giảm nhẹ 500 đồng/kg, trên thế giới, tại một số thị trường ghi nhận mức giá tăng.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê trong nước sáng nay đã tăng từ 1.000 - 1.200 đồng/kg ở các vùng trồng trọng điểm so với đầu tuần.

Giá cà phê hôm nay 13/12, tại thị trường trong nước được thu mua trong khoảng 32.500 - 33.100 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 13/12, tại thị trường trong nước được thu mua trong khoảng 32.500 - 33.100 đồng/kg.

Tại Lâm Đồng, giá cà phê hôm nay là 32.500 đồng/kg; tại Đắk Lắk giá cà phê thu dao động từ 32.900 - 33.100 đồng/kg; Tương tự tại Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 32.900 - 32.900 đồng/kg; Tại Gia Lai giá giao dịch ở mức 32.800 - 32.900 đồng/kg; Tại Kon Tum giá cà phên thu mua ở 32.700 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê robusta tại London giao tháng 1/2021 tăng 9 USD/tấn (1,07%), giao dịch ở mức 1.335 USD/tấn, giao tháng 3/2021 tăng 6 USD (0,44%) ở mức 1.357 USD/tấn.

Tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2020 tăng 0,55 Cent/lb (0,46%) ở mức 119,1 Cent/lb, giao tháng 3/2021 tăng 0,55 Cent/lb (0,45%) lên mức 121,6 Cent/lb.

Giá cà phê arabica kì hạn tiếp tục tăng bởi lo ngại leo thang về sự sụt giảm sản lượng do nhà sản xuất, hạn hán ở Brazil và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.

Giới nhà quan sát cho rằng, nguyên nhân giá cà phê hai sàn tăng mạnh trong những phiên cuối tuần này, là do USD sụt giảm tuần thứ tư liên tiếp vì lo ngại rủi ro Covid-19 gia tăng. Cùng với đó là sự bất ổn xung quanh việc thỏa thuận gói tài trợ mới ngay trong chính trường Mỹ và lo ngại Brexit không thỏa thuận có khả năng xảy ra.

Vì thế, giá cà phê hồi phục nhanh trên cả 2 sàn dường như là điều chắc chắn phải xảy ra. Tuy nhiên, xu hướng tăng trên sàn robusta kỳ hạn chưa thực sự rõ ràng là do áp lực bán hàng vụ mới khá mạnh từ Việt Nam, hay là do động thái thanh lý, điều chỉnh vị thế đầu cơ khi đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 1/2021 sắp cận kề.

Theo Ecom Trading, một những đơn vị kinh doanh cà phê lớn nhất toàn cầu, sản lượng cà phê dự báo có thể giảm tới 34% trong năm 2021. Dự đoán này gần với con số mà Volcafe đưa ra.

Ông Luiz Eduardo de Paula, chủ sở hữu Công ty H. Commcor Ltd., một nhà môi giới ở Sao Paulo, chia sẻ: “Câu hỏi lớn được đặt ra hiện nay là, liệu lượng cà phê sụt giảm thật sự hay chỉ chuyển từ quán cà phê sang tiêu thụ tại nhà trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.

Trong khi đó, Bloomberg đưa tin, thời tiết bất lợi đã dập tắt triển vọng sản xuất và thu hoạch cà phê một cách ổn định ở Trung Mỹ và Việt Nam.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá hồ tiêu tuần này ghi nhận mức giảm nhẹ ở một vài địa phương. Các tỉnh, thành Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông và Đồng Nai điều chỉnh giảm nhẹ 500 đồng/kg xuống khoảng từ 55.500 - 57.500 đồng/kg. Riêng tỉnh Gia Lai vẫn duy trì mức giá ổn định quanh ngưỡng 55.000 đồng/kg.

Thị trường hồ tiêu tuần này biến động trái chiều. Tại thị trường nội địa, tiêu đen Malabar tăng nhẹ 1% so với tuần trước, trung bình quanh mức 4.532 USD/triệu tấn, theo International Pepper Community.

Hạt tiêu đen Indonesia tiếp tục tăng 1% so với tuần trước, điều chỉnh lên mốc 2.158 USD/triệu tấn. Trong khi đó, tiêu trắng Indonesia ổn định tại ngưỡng 3.962 USD/triệu tấn.

Tại Malaysia, tiêu đen và tiêu trắng lần lượt ghi nhận mức giá tăng từ 2.304 USD/triệu tấn- .775 USD/triệu tấn.

Trái lại, hạt tiêu đen Sri Lanka được báo cáo thâm hụt 1% trong tuần qua, hiện được thu mua ở ngưỡng trung bình là 2.985 USD/triệu tấn.

Cập nhật giá cao su

Giá cao su tại Nhật Bản hôm nay tăng trở lại khi nguồn cung tại châu Á đang gặp khó khăn.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su kỳ hạn tháng 4/2021 đã tăng 1,7 JPY, ghi nhận ở mức 231,7 JPY/kg.

Thời tiết xấu đang ảnh hưởng đến nguồn cung mủ cao su tại Thái Lan, Malaysia hay Ấn Độ. Việc thiếu hụt nhân công trong các vụ thu hoạch sắp tới cũng là bài toán khó khi dịch Covid-19 vẫn phức tạp.

Trong toàn ngành cao su của Malaysia nói chung, phân khúc sản xuất găng tay cao su tự nhiên chiếm hơn 34% tổng doanh thu vào năm 2020. Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cao nhờ vào độ bền, dẻo và khả năng chống hóa chất tốt của cao su tự nhiên.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin cho biết, các cuộc đàm phán giữa các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ về gói cứu trợ Covid-19 đang có nhiều tiến triển. Trong khi đó, các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng đột biến đang đè nặng lên hoạt động kinh tế, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu đối với nhiều mặt hàng trong đó có cao su.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-1312-san-luong-vu-moi-o-viet-nam-co-the-tac-dong-len-gia-san-phai-sinh-gia-ho-tieu-bien-dong-trai-chieu-131378.html