Giá cà phê hôm nay 10/1, Robusta ngập ngừng tăng, lượng hợp đồng dư mua quá lớn, không kỳ vọng giá nội địa tăng

Các thị trường quay trở lại mối lo nguồn cung, với báo cáo tồn kho tại 2 sàn tiếp tục sụt giảm. Trong khi các vấn đề về logistics chưa thể giải quyết trong ngắn hạn, các sàn giao dịch bắt đầu phải chịu tác động từ sự điều chỉnh, cân đối vị thế đầu cơ, trước suy đoán Fed sẽ nâng lãi suất cơ bản USD trong năm 2022 có thể nhiều lần hơn dự kiến.

Giá cà phê trong nước hôm nay 10/1, tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: The-best-wishes)

Giá cà phê trong nước hôm nay 10/1, tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: The-best-wishes)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 10/1

Kết thúc tuần đầu tiên của năm 2022, giá cà phê kỳ hạn chỉ đảo chiều tăng trở lại vào phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Giá cà phê robusta tại London giao tháng 3/2022 mất 54 USD/tấn; giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tăng 12,35 Cent/lb.

Thị trường cho rằng, do lượng hợp đồng dư mua trên cả hai sàn arabica và robusta đều đang lớn. Tính đến ngày 21/12/21 các quỹ đầu tư tài chính đang giữ trên 50.000 hợp đồng, còn lượng hợp đồng dư mua cùng kỳ báo cáo trên sàn robusta cũng là 46.190 hợp đồng. Tuy nhiên, giá sàn robusta vẫn kiên trì đứng vững và tăng nghịch chiều với New York như đã thấy trong suốt tuần trước.

Ghi nhận của TG&VN vào giờ đóng cửa phiên giao dịch gần nhất (ngày 7/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 9 USD (0,39%), giao dịch tại 2.316 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 11 USD (0,49%), giao dịch tại 2.266 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp. Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 6,75 Cent (2,91%), giao dịch tại 238,45 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 6,45 Cent (2,78%), giao dịch tại 238,30 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt. Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.

Tổng hợp cả tuần, thị trường trong nước giảm 700 - 800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 10/1, tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Bên cạnh lượng hợp đồng dư mua lớn, lực mua cũng bị hạn chế khá nhiều do ảnh hưởng tiêu cực đến từ biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dự báo, việc Fed cắt giảm cung tiền trên thị trường sẽ khiến dòng vốn đổ vào những thị trường mang nhiều yếu tố đầu cơ như thị trường cà phê giảm bớt.

Các nhà phân tích cho rằng, dù đóng cửa cuối năm ở vùng cao 2.370, chốt kháng cự mạnh chỉ cách đó khoảng 10 USD, tại 2.381/2.384 với 2 lần lặp lại tại 2.381. Cho nên, nếu như có một lực mua cực mạnh đẩy giá giao tháng 3/22 qua đóng cửa trên vùng này, thì khả năng London vượt khỏi 2.400 để lên 2.411 là khá lớn.

Về khả năng quay đầu đi xuống, nếu giá robusta không qua nổi 2.381 USD, sàn London có thể quay đầu về vùng thấp. Một khi mất mốc 2.345, thì yếu tố tích cực bị hóa giải một phần để nhận thử thách quanh vùng 2.325, tức điểm gặp Fibonacci tại tỷ lệ 161,80% và là đáy lập tuần trước.

Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Colombia và một số nước khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được dự đoán có thể còn kéo dài. Ngoài ra, tình hình lạm phát còn theo chân giá cà phê phái sinh. Nếu như lạm phát trong năm 2021 là yếu tố có ảnh hưởng đến thị trường và giá cả nhiều nhất, thì tác động của nó sẽ còn nối liền năm trước đến năm 2022, không chỉ về mặt tiêu cực mà cả tích cực.

Ngoài việc chi phí sinh hoạt hàng ngày và giá lương thực thực phẩm tăng, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông sản cứ tăng đều. Ngành nông nghiệp trong đó có ngành cà phê sẽ còn phải đối mặt với những vấn đề này trong năm mới. Lạm phát cũng tạo nên những yếu tố tích cực, giá nông sản trên các sàn hàng hóa phái sinh cũng tăng đều, nhiều mặt hàng thương phẩm tăng lên mức cao nhất tính từ chục năm nay. Tính cả năm 2021, hiệu suất đầu tư trên sàn robusta London tăng 899 USD/tấn tăng 61,11% và arabica New York tăng 1.981 USD/tấn tăng 65,94%.

Tuy nhiên, trong nước, lượng hàng cà phê vụ mới 2021-2022 đang ra ngày càng nhiều. Sức mua có thể bị khựng lại do có tin các hãng tàu chưa muốn nhận hàng đi Trung Quốc vì lo ngại các thủ tục nhập khẩu mới. Tuy nhiên, nhiều nhà nhập khẩu tại châu Âu đã bắt đầu thuê tàu chuyến (chở hàng rời) thay cho tàu container hiện giá cước vẫn còn quá cao và chi phí lấy container và làm hàng quá đắt đỏ.

Theo nhận định của các nhà phân tích, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nhâm Dần. Thị trường trong nước có nhộn nhịp thì cũng chỉ trong vòng 3 tuần nữa, sau đó các cơ sở chế biến đóng cửa nghỉ tết. Chính vì thế, nếu lực bán không nhiều trước tết thì sau kỳ nghỉ vẫn còn tiếp tục. Như thế, dự đoán giá cà phê trên thị trường nội địa sẽ không có đột biến tăng từ nay đến sau tết.

Vấn đề cần tính trước là nếu như các quỹ đầu tư tài chính thanh lý hợp đồng dư mua trên sàn như trường hợp trên sàn arabica New York tuần vừa rồi, gặp lúc cà phê mùa mới đang ra nhiều, thì giá cà phê robusta dù tăng trên sàn phái sinh, cũng không thể kỳ vọng giá nội địa tăng.

Gia An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-101-robusta-ngap-ngung-tang-luong-hop-dong-du-mua-qua-lon-khong-ky-vong-gia-noi-dia-tang-170454.html