Ghé thăm 'cấm địa' của giới khoa học, gần 60 năm trước con người mới biết nó tồn tại

Theo quy định, chỉ có một số ít nhà khoa học được phép đặt chân lên đảo, khiến nó trở thành một trong những nơi bí ẩn nhất trái đất.

Surtsey, hòn đảo kỳ lạ ngoài khơi Iceland được khám phá sau vụ phun trào núi lửa kinh hoàng vào năm 1963.

Surtsey, hòn đảo kỳ lạ ngoài khơi Iceland được khám phá sau vụ phun trào núi lửa kinh hoàng vào năm 1963.

Điều khiến hòn đảo này trở nên hấp dẫn không chỉ là sự hình thành của nó mà còn vì không phải ai cũng có thể đặt chân tới đây.

Trọng tâm là việc tìm hiểu cách một hệ sinh sẽ hình thành ra sao nếu không có tác động của con người.

Theo quy định, chỉ có một số ít nhà khoa học được phép đặt chân lên đảo, khiến nó trở thành một trong những nơi bí ẩn nhất trên trái đất.

Kể từ khi được phát hiện, hòn đảo luôn được giám sát nghiêm ngặt. Trên Surtsey được dựng một ngôi nhà nhỏ dành cho các nhà khoa học được phép lên đảo.

Ở đây có một quy định bất thành văn: Bất cứ ai đặt chân lên đều phải trải qua quá trình lục soát kỹ lưỡng, tuyệt đối không được mang hạt giống hay sinh vật ngoại lai vào đảo theo bất cứ hình thức nào

Thế nhưng, tâm điểm của hòn đảo này lại xoay quanh một... quả cà chua

Một người đã không chú ý tới những quy tắc này và lỡ đi nặng lên lớp đất nham thạch.

Sau đó, một cây cà chua bất ngờ mọc lên khiến các nhà khoa học thực sự hoang mang.

Sau khi tìm ra nguồn gốc, cây cà chua bị "tử hình" ngay lập tức vì lo sợ nó sẽ làm gián đoạn quá trình nghiên cứu khoa học của họ.

Loài thực vật tự nhiên đầu tiên được phát hiện trên Surtsey là rêu, rêu gần như xâm chiếm cả hòn đảo.

Hải âu fulmar và chim guillemot là hai trong số những loài động vật có mặt trước tiên trên Surtsey.

Theo ICTVietNam

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/ghe-tham-cam-dia-cua-gioi-khoa-hoc-gan-60-nam-truoc-con-nguoi-moi-biet-no-ton-tai-20200424100419768.html