Geisha Nhật Bản và những góc khuất khiến người đời lầm tưởng

Geisha vốn đã là một biểu tượng của Nhật Bản trong nhiều thế kỷ qua nhưng nhiều người vẫn còn lầm tưởng và chưa hiểu đúng khi coi nghề này tương đương với 'kỹ nữ'.

Geisha được xem là một biểu tượng trong văn hóa Nhật Bản từ lâu đời. Những người làm nghề Geisha đều cần có các kỹ năng biểu diễn nghệ thuật truyền thống điêu luyện và được đào tạo trong nhiều năm trời.

Trước đây, từng có nhiều người lầm tưởng nghề Geisha của Nhật Bản giống với "kỹ nữ" nhưng thực chất điều này không sai sự thật. Dù nghi thức mizuage (bán trinh tiết cho người đàn ông trả giá cao nhất) nhưng không phải Geisha nào cũng phải thực hiện điều này. Bên cạnh đó, từ năm 1956, Nhật Bản còn thông qua dự luật chống mại dâm và loại bỏ nghi thức mizuage.

Truyền thống lâu đời

Thuật ngữ Geisha được biết đến rộng rãi từ đầu thế kỷ 19. Từ này dùng để chỉ các nghệ sĩ nữ xuất hiện tại các bữa tiệc, biểu diễn các bài hát và điệu múa truyền thống hoặc chơi nhạc cụ phục vụ quan khách.

Geisha là một biểu tượng văn hóa Nhật Bản. Ảnh: Japan Daily

Geisha là một biểu tượng văn hóa Nhật Bản. Ảnh: Japan Daily

Geisha đầu tiên xuất hiện vào thời kỳ Edo Nhật Bản (1603–1868). Theo đó, Geisha ban đầu là những phụ nữ phục vụ trà và đồ ngọt trong các quán trà ở Kyoto, họ họ học nhảy và chơi đàn samisen để thể hiện lòng hiếu khách đối với khách hành hương và những du khách khác.

Thông thương, các cô gái cần từ 5-6 năm luyện tập để trở thành Geisha chuyên nghiệp. Những người học nghề ở Kyoto được gọi là maiko và đã trở thành biểu tượng của thành phố theo đúng nghĩa của họ. Tại Tokyo, những người này lại được gọi là hangyoku, trong khi đó, những người đạt tiêu chuẩn và có thể phục vụ được gọi là oshaku.

Những cô gái trẻ trong độ tuổi 15-20 sẽ được học trà đạo, cắm hoa, múa truyền thống, samisen, nghi thức và hơn thế nữa để chuẩn bị trở thành geisha. Họ có xu hướng mặc kimono sáng hơn và sặc sỡ hơn so với các geisha chính thức.

Trong đó, các maiko của Kyoto đặc biệt được biết đến với những chiếc thắt lưng rộng, buộc gần như lủng lẳng xuống chân. Những bộ kimono mà maiko mặc cũng khá dài so với họ, vì vậy họ phải cầm chúng lên khi đi bộ.

Sau khi những người học việc hoàn thành khóa đào tạo, họ chuyển sang mặc một bộ kimono tiêu chuẩn, buộc đai của họ bằng một nút đơn giản hơn. Dù trong tiếng anh sử dụng thuật ngữ chung là Geisha nhưng những nghệ sĩ ở các lĩnh vực khác nhau, tại những địa điểm khác nhau có cách gọi khác nhau.

Để trở thành một Geisha chuyên nghiệp, các cô gái phải tốn tới 5-6 năm học hỏi. Ảnh: Japan Daily

Ví dụ như tại Tokyo, hangyoku trở thành oshaku thì tại Kyoto, maiko trở thành geiko sau khi được đào tạo thành công.

Hình ảnh thanh lịch của những nghệ sĩ giải trí truyền thống này đã khiến họ trở thành đề tài khai thác của các tác phẩm văn hóa đại chúng ở Nhật Bản và nước ngoài. Bộ phim Mỹ mang tên Hồi ức của một Geisha, kể về câu chuyện của một nữ nghệ sĩ giải trí thời tiền chiến ở Kyoto, đã giành được ba giải Oscar vào năm 2006.

Ban đầu Geisha chủ yếu là...nam

Trong thời phong kiến, văn hóa và lối sống của người Nhật Bản thường chuộng loại hình biểu diễn như ca múa, ngâm thơ, thư pháp… Theo đó, các vua chúa, quý tộc Nhật Bản thường mời Geisha đến biểu diễn ở các bức tiệc rượu.

Bởi vậy, bên cạnh tài năng múa hát, biểu diễn, các Geisha còn vô cùng khéo léo và dẻo miệng. Một điều đặc biệt là những Geisha đời đầu chủ yếu là nam. Họ là những nghệ sĩ đẹp trai và khéo ăn nói, ài hoa xuất chúng và đặc biệt là siêu giỏi hầu rượu, làm hài lòng các quý cô, quý bà.

Ban đầu, Geisha chủ yếu là nam giới. Ảnh: Daily Mail

Mãi tới năm 1750, Nhật Bản mới bắt đầu có nữ Geisha đầu tiên là Kikuya, sống ở Fukagawa. Bà Kikuya vốn xuất thân là một kỹ nữ nhưng nhờ tài năng đàn hát điêu luyện, bà nhanh chóng nhận được sự yêu mến của quan khách và tự tin nhận mình là một Geisha. Thành công của bà đã trở thành một thứ khiến các cô gái Nhật Bản thời ấy vô cùng ngưỡng mộ. Họ đã đi theo bà Kikuya và mở ra thời đại Geisha nữ.

Một bữa tiệc Geisha là thế nào?

Một bữa tiệc với Geisha được gọi là ozashiki và thường kéo dài trong khoảng hai giờ. Du khách vừa thưởng thức nghệ thuật biểu diễn truyền thống vừa ăn uống, sau đó chơi các trò chơi đệm theo âm nhạc. Mỗi ozashiki sẽ có khoảng 2-3 Geisha, bao gồm tachikata và jikata, nghĩa là những người chuyên về khiêu vũ và chơi nhạc cụ.

Chi phí cho để thuê 1 Geisha rơi vào hoảng 20.000-30.000 yên, chưa bao gồm giá đồ uống. Điều này khiến dịch vụ Geisha tương đối đắt đỏ. Nhiều khách du lịch có những lựa chọn ít tốn kém hơn là tự mình hóa trang thành geisha và chụp ảnh lưu niệm tại studio hoặc chụp cùng một người họ vô tình gặp trên đường phố Kyoto.

Có thể thấy, nghề Geisha ở Nhật Bản vốn là một nét văn hóa truyền thống. Những nghệ sĩ này biểu diễn và lưu truyền văn hóa Nhật Bản qua các thời kỳ và không phải nghề "kỹ nữ" như nhiều người vẫn nhầm tưởng.

Minh Hạnh (Theo Nippon)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/geisha-nhat-ban-va-nhung-goc-khuat-khien-nguoi-doi-lam-tuong-a360569.html