Gặp những người dệt chiếu cuối cùng ở làng Bồng Hải

Ở xã Khánh Thiện (huyện Yên Khánh), nghề làm bánh, trồng cây cảnh… đã mang lại cho nhân dân nơi đây một cuộc sống đủ đầy. Song, nếu hỏi rằng nghề nào đã trở thành niềm tự hào, là chiều sâu văn hóa trong đời sống của người dân, thì nhiều người quả quyết rằng, đó là nghề dệt chiếu cải ở Bồng Hải, dù rằng hiện nay những người làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay…

Bà Nguyễn Thị Dậu hoàn thiện đôi chiếu cưới.

Chị Nguyễn ThịThu Phương, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Khánh Thiện kể rằng, khi chị được sinh ra thìđã thấy bố mẹ, ông bà mình làm nghề dệt chiếu. Tuổi thơ của chị là những buôỉphụ giúp cha mẹ làm các công đoạn đơn giản như phơi đay, phơi cói, phân loạicói… Cuộc sống của người nhà nông thêm nhộn nhịp, ấm no nhờ vào nghề dệt chiêúnày. “Nhưng giờ, để đặt mua được đôi chiếu cải ở Bồng Hải thì khách phải đặtlịch dài ngày. Bởi ở đây, không còn nhiều người làm nghề nữa. Đây cũng là trăntrở bao năm qua của những người từng làm nghề dệt chiếu”- chị Phương nói.

Chị Phương dẫnchúng tôi đến thăm những người cuối cùng còn làm nghề dệt chiếu cải ở Bồng Hải.Bà Nguyễn Thị Dậu, 75 tuổi, từng làm Phó Chủ nhiệm HTX chiếu cói Bồng Hải từnăm 1969-1975. Khi chúng tôi đến, bà Dậu đang hoàn thiện đôi chiếu cưới cho mộtđôi uyên ương trong thôn. Vài chục năm làm nghề, giờ nhắm mắt bà Dậu cũng vẫncó thể vào màu cói chính xác, không cần đo cũng biết mỗi chiếu cần 220 sợi cói.Vậy nhưng, trước mỗi sản phẩm, bà Dậu đều chau chuốt, nâng niu. Bà Dậu bảo,chẳng biết được tôi còn có thể làm ra được bao nhiêu đôi chiếu nữa. Với tôi,mỗi đôi chiếu đều được làm cẩn thận, tỉ mỉ để gửi gắm nhiều tình cảm, tâm tư.

Rồi, bà Dậu kểcho chúng tôi về nghề dệt chiếu ở Bồng Hải. Nghề dệt chiếu đến với người dânBồng Hải khi nào thì không còn ai nhớ chính xác, nhưng ước tính cũng phải hàng trămnăm. Trải qua bao thăng trầm theo dòng chảy của thời gian, nghề dệt chiếu BồngHải cũng có những giai đoạn cực kỳ hưng thịnh, đó là vào những năm 70,80 củathế kỷ trước. Khi ấy, ở Khánh Thiện thành lập hẳn một HTX chiếu cói Bồng Hảivới khoảng trên 200 hộ làm nghề. Bà Dậu được bầu làm Phó Chủ nhiệm HTX khi đó.“Thu nhập của từng tay dệt phụ thuộc vào trình độ tay nghề. Sản phẩm làm rađược xếp theo hạng A, B, C. Với mức độ A thì người dệt sẽ có mức thu nhập từ60-70 nghìn đồng/tháng. Khoản tiền ấy tương đương với cả một chỉ vàng. Đối vơíngười tay nghề trung bình thì mức thu nhập cũng đạt 40-50 nghìn đồng. Có thểnói, đây là giai đoạn mà các tay dệt “sống khỏe” bằng nghề. Cứ như vậy, ngươìbiết nghề chỉ cho người chưa biết, chỉ vài tháng học là đã có thể làm nghề.Nhưng phải mất hàng năm trời nếu muốn rèn luyện tay nghề đạt kỹ thuật điêuluyện. Làm ngày không xuể phải làm thêmcả ban đêm, vất vả nhưng ai cũng hăng say, mải miết” - bà Dậu không giấu nôỉniềm vui kể lại.

Cứ như thế, “lưảnghề” được truyền từ đời này sang đời khác hàng trăm năm… Nhưng thời ấy đã qua rồi. Sau khi HTX chiêúcói Bồng Hải giải thể theo cơ chế thị trường thì nghề dệt chiếu cũng mai mộttheo. Đến giờ, chẳng còn mấy người làm nghề dệt chiếu nữa, mặc dù chiếu cảiBồng Hải chưa khi nào thất thế về kỹ thuật. Người ta vẫn tìm mua chiếu Bồng Hảinhư kiếm tìm một của hiếm. Khách đặt hàng làm không xuể. Một đôi chiếu cải đẹpnhất có giá giao động từ 1,2 -1,5 triệu đồng/đôi. Làm chăm chỉ thì chừng 2-3ngày là dệt xong được đôi chiếu. Tính ra thì ngày công lao động cũng đạt đượctrên 100 nghìn đồng/người/ngày… Vậy nhưng, chừng ấy cũng chưa đủ để hấp dẫnđược lao động trẻ.

Ông Phạm HồngQuang, Chủ tịch UBND xã Khánh Thiện tiếc nuối: Nghề dệt chiếu ở Bồng Hải khôngchỉ mang lại “cơm ăn, áo mặc” cho bao thế hệ người dân nơi đây, mà còn chưáđựng bề dày văn hóa cần gìn giữ, bảo tồn. Theo tư liệu trong cuốn lịch sử Đảngbộ xã, nghề dệt chiếu Bồng Hải còn in đậm dấu ấn, trở thành niềm tự hào củangười dân Khánh Thiện khi sản phẩm dân dã này đã vượt trùng khơi theo các tàubuôn sang nước ngoài. Ngoài ra, những tay nghề dệt chiếu giỏi ở Bồng Hải đượctham gia dệt chiếu hoa phục vụ Quốc hội, có những lá chiếu rộng 2m cải rồng đểphục vụ khách Quốc tế và cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước…

Nhằm bảo tồn nghề có hàng trăm năm tuổi này,xã KhánhThiện đã tổ chức dạy nghề, truyền nghề dệt chiếu cho lao động địaphương, nhưng những lớp học tổ chức đều không thực hiện được vì… không có ngươìhọc. Hiện nay, tại xã Khánh Thiện ngoài gia đình bà Dậu thì chỉ còn một hộ giađình ông Hoàng Cao Cự là còn làm nghề, song họ đều đã già. Nghề dệt chiếu cải ởBồng Hải thực sự đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Bài, ảnh: ĐàoHằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gap-nhung-nguoi-det-chieu-cuoi-cung-o-lang-bong-hai-20200529075913330p3c24.htm