Gắn bó với nghề trồng và chăm sóc mai vàng

Những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ông Trần Văn Sang ở phường Thới An, quận Ô Môn, tất bật chăm sóc vườn mai. Ông Sang cho biết: 'Người trồng mai bỏ công chăm sóc cả năm, nhưng chỉ cần thời tiết bất thường, mai nở sớm hoặc trễ một vài ngày là nhà vườn chịu thua, thu nhập giảm sút'.

Những ngày cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ông Trần Văn Sang ở phường Thới An, quận Ô Môn, tất bật chăm sóc vườn mai. Ông Sang cho biết: “Người trồng mai bỏ công chăm sóc cả năm, nhưng chỉ cần thời tiết bất thường, mai nở sớm hoặc trễ một vài ngày là nhà vườn chịu thua, thu nhập giảm sút”.

Nhiều năm liền, ông Sang gắn bó với việc trồng và chăm sóc mai vàng.

Nhiều năm liền, ông Sang gắn bó với việc trồng và chăm sóc mai vàng.

Nhờ biết cách tạo dáng mai, lại hay tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nên vườn mai của ông Sang ngày càng được mở rộng và cho thu nhập khá. Năm 2003, thấy mai không thể phát triển tốt nếu sử dụng nguồn nước máy, ông Sang tận dụng mảnh đất trống sau nhà để đắp mô lập vườn mai và tận dụng nước phù sa để tưới. Nhiều người thấy ông đắp mô trồng mai đều cho rằng sẽ không hiệu quả. Nhưng với kinh nghiệm và hiểu biết của mình, ông Sang vẫn quyết tâm bởi ông biết việc đắp mô sẽ giúp đất giảm bớt độ phèn sau quá trình tưới, chăm bón. Ngoài ra, việc tận dụng nước phù sa sẽ giúp mai phát triển tốt và tiết kiệm chi phí so với sử dụng nước máy như trước đây.

Vườn mai của ông Sang có hơn 100 gốc mai, cây nào cũng xum xuê, tươi tốt. Trong đó, có hơn 10 gốc mai trị giá 30 triệu đồng/gốc; còn lại giá dao động từ 1-10 triệu đồng/gốc. Nhiều giống mai được ông quy tụ về như: mai cúc, mai Phước - Lộc - Thọ, mai giảo, bạch mai… Ðặc biệt, vườn mai của ông còn có nhiều giống mai không chỉ hoa nở nhiều cánh mà còn có mùi thơm độc đáo, được nhiều người ưa chuộng.

Kể về cơ duyên đến với nghề trồng và chăm sóc mai thuê, ông Sang bộc bạch: “Cách đây hơn 10 năm, tôi quen người bạn ở chợ Ô Môn. Do không biết kỹ thuật chăm sóc, nên bạn nhờ tôi chăm sóc dùm cây mai. Sau 3 năm, cây mai phát triển tốt, ra hoa rất đạt. Khách đến nhà chơi, thấy cây mai ra hoa đẹp rất thích nên hỏi thăm và liên hệ nhờ tôi chăm sóc mai. Sẵn niềm đam mê, tôi đồng ý ngay. Cứ thế, mọi người truyền miệng với nhau, chở mai đến gởi và từ đó, tôi tham gia vào nghề chăm sóc mai ký gởi”.

Theo ông Sang, một cây mai đẹp phải có các tiêu chí như nhiều bông; bông to đều, đẹp; gốc nở to, nhỏ dần về ngọn; tay khỏe và tán đều tròn. Tuy nhiên, một số người chơi mai chơi theo sở thích. Vì vậy, nhận mai về chăm ông phải hỏi ý khách hàng. Chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc mai, ông Sang nói: “Chăm sóc cây mai cần tỉ mỉ, cẩn thận thì cây mới có dáng, hoa đẹp và nở đúng dịp Tết. Khi nhận một cây mai về chăm, công đoạn đầu tiên là phải ngắt bông, nụ trái còn sót lại trên cây. Sau đó, cho thêm hỗn hợp xơ dừa, trấu trong chậu, dùng thuốc kích thích ra rể non, tưới nước mỗi ngày giữ ẩm, tạo dáng cây, luân phiên bón phân hữu cơ, vô cơ 1 lần/tháng, xịt thuốc trừ sâu 10 ngày/lần… Canh gần Tết thì lặt bỏ lá sao cho 23 tháng Chạp âm lịch các nụ tróc “vỏ trấu” là mai nở đúng Tết”.

Hiện nay, ông Sang nhận chăm sóc mai cho nhiều khách hàng trong và ngoài địa phương. Nhờ vậy, dịp Tết, ông cũng có thêm một khoản thu nhập kha khá, giúp gia đình xoay xở, trang trải các khoản chi phí. Ông Huỳnh Văn Phương, ở phường Thới An, cho biết: “Nhiều năm nay, tôi gởi ông Sang chăm sóc 2 gốc mai. Cận Tết, ông Sang chở đến nhà, để tôi chơi Tết. Hết Tết, ông Sang lại chở mai về vườn để chăm sóc”.

Với hơn 10 năm gắn bó với cây mai, ông Sang xem mỗi cây mai như “những đứa con” của mình. Việc chăm sóc mai vừa thỏa đam mê, vừa là nghề hái ra tiền và cũng giúp người chơi mai có được những cây mai đẹp để đón Tết, giữ nét đẹp truyền thống của người dân Nam bộ.

Bài, ảnh: CHẤN HƯNG

Nguồn Cần Thơ: https://baocantho.com.vn/gan-bo-voi-nghe-trong-va-cham-soc-mai-vang-a143251.html