Gái làng bị ném cà chua vào mặt để cầu may

Lễ hội đánh nhau để cầu may diễn ra vào sáng mùng 6 Tết tại Thanh Hóa. Nhiều cô gái trở thành mục tiêu chính để các thanh niên ném cà chua vào mặt, vào người.

 Lễ hội chợ Chuộng bắt nguồn từ thời vua Lê. Theo tích được kể lại bởi các cụ cao niên, một vị tướng nhà Lê khi đi qua vùng đất Đông Hoàng, Đông Sơn đúng mùng 6 Tết thì bị giặc phát hiện, vây đuổi. Vị tướng nhanh trí chỉ đạo người dân tổ chức phiên chợ để che mắt, binh lính trở thành người dân buôn bán. Quân giặc đuổi tới nơi, tưởng phiên chợ thật nên mất cảnh giác, nghĩa sỹ Lam Sơn đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Từ đó, hàng năm người dân lại tổ chức phiên chợ với phần đánh nhau, ném nhau bằng cà chua, trứng để tưởng nhớ và cầu may.

Lễ hội chợ Chuộng bắt nguồn từ thời vua Lê. Theo tích được kể lại bởi các cụ cao niên, một vị tướng nhà Lê khi đi qua vùng đất Đông Hoàng, Đông Sơn đúng mùng 6 Tết thì bị giặc phát hiện, vây đuổi. Vị tướng nhanh trí chỉ đạo người dân tổ chức phiên chợ để che mắt, binh lính trở thành người dân buôn bán. Quân giặc đuổi tới nơi, tưởng phiên chợ thật nên mất cảnh giác, nghĩa sỹ Lam Sơn đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Từ đó, hàng năm người dân lại tổ chức phiên chợ với phần đánh nhau, ném nhau bằng cà chua, trứng để tưởng nhớ và cầu may.

Vợ chồng anh Nam, chị Hạnh ở gần khu vực này biết được truyền thống ném cà chua nên trữ cả xe tải. Các túi nhỏ có giá 10.000 đồng. Vì quá nhiều người tự trồng cà mang đến bán nên cửa hàng nhà chị không đắt khách.

Cà chua trước khi ném được bẻ đôi hoặc bóp nát để dễ vỡ tung tóe khi ném vào người khác.

Chợ Chuộng nối liền hai huyện Đông Sơn và Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm chợ chỉ họp một lần với rất nhiều hàng hóa được bày bán. Trò chơi dân gian như đập niêu, chơi đu cũng thu hút người dân tham gia. Thanh niên trai tráng thích trò ném cà chua hơn cả.

Lê Phương cho biết đây là tục lệ quê hương, từ bé đến lớn năm nào cũng tham gia lễ hội. Quả cà chua đỏ tượng trưng may mắn cùng ý nghĩa lịch sử nên Phương sẵn sàng ném và nhận những quả cà chua để cầu may.

Không chỉ ném người dân đi qua, các cô gái còn bị kéo lại để các chàng trai cùng ném. Đầu tóc bết dính cà chua, người lấm lem, lực ném mạnh thẳng vào đầu khiến cô gái đau phát khóc.

Nhiều năm trước đây, từ "đánh giả" bằng cà chua thành "đánh thật", xích mích xảy ra. Hội năm nay có lực lượng công an kiểm soát để đảm bảo trật tự.

Những cô gái cũng tham gia vào trò chơi này hầu hết là người dân địa phương. Các quả cà chua bay lạc vào gian hàng hóa, chảo dầu rán, gian hàng của người đi chợ khiến nhiều người tỏ ra khó chịu.

Một bạn nữ bất lực vì không thích bị ném, không nghĩ rằng đây là điều may mắn nhưng vẫn hứng chịu cà chua khắp người. Cô gái này cho rằng đây là hành động quá khích khi đã yêu cầu dừng lại mà không được.

Hiệu ứng đám đông làm cho nhóm thanh niên trở nên hung hãn, đứng trên đê để ném xuống dưới. "Cơn mưa" cà chua có khi lên đến hàng trăm quả đổ dồn vào một người. Thậm chí, nhóm thanh niên còn chạy xuống quây thành vòng tròn xung quanh các cô gái để ném.

Tranh cướp lộc hoa tre, xô đổ bàn thờ tại đền Gióng Hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) chính thức khai hội mùng 6 Tết Canh Tý. Sau lễ rước lên đền Thượng, hàng trăm người lao vào giật hoa tre lấy may trong ngày đầu năm mới.

Phương Lâm

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/gai-lang-bi-nem-ca-chua-vao-mat-de-cau-may-post1040866.html