G7 không công nhận Crimea, đòi Nga...thả người?

Nhóm 7 quốc gia cáo buộc Nga giam giữ người tại Crimea, khẳng định không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Hôm 18/3, nhóm G7 đã nhóm họp và đưa ra tuyên bố chung liên quan đến chủ quyền của Nga trên bán đảo Crimea.

G7 ra tuyên bố không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

G7 ra tuyên bố không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.

Theo đó, nhóm này nhấn mạnh không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2018, cáo buộc Nga giam cầm tù nhân bất công, buộc Moscow cho phép giám sát quốc tế bán đảo này.

"Những nỗ lực của Nga nhằm hợp pháp hóa nó không được và sẽ không được công nhận" - tuyên bố chung của nhóm G7 nhấn mạnh. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh tròn 7 năm Nga chấp nhận sáp nhập Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo.

"Chúng tôi kêu gọi Nga tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của mình, cho phép giám sát quốc tế và trả tự do ngay lập tức cho tất cả những người đang bị giam giữ một cách bất công" - nhóm G7 kêu gọi.

Càng đến ngày kỷ niệm Crimea sáp nhập vào Nga, phương Tây càng thúc đẩy nỗ lực phủ nhận điều này, từ việc không công nhận cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo này đến các cáo buộc Nga sử dụng quân đội bảo vệ cuộc bỏ phiếu khách quan cho đến những cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc Tatar Crimea.

Ngày 16/3, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định, những hành động của phương Tây không thể thay đổi thực tế rằng, Crimea hiện là một phần thuộc Nga.

Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Krym-24 nhân kỷ niệm 7 năm Crimea sát nhập vào Nga, ông Lavrov nhấn mạnh: "Tương lai của Crimea là gắn mãi với nước Nga. Dù muốn hay không".

"Không có hành động nào của các quốc gia phương Tây do Mỹ đứng đầu có thể thay đổi thực tế này, dù xét theo quan điểm của luật pháp quốc tế hay từ quan điểm chính trị hoặc đạo đức", nhà ngoại giao Nga khẳng định.

Ông lưu ý rằng, 7 năm trước, người dân Crimea đã bỏ phiếu cho việc gia nhập Nga "hoàn toàn tuân thủ theo luật pháp quốc tế", đồng thời cam kết rằng, Nga sẽ tiếp tục "nỗ lực để làm cho các đối tác nước ngoài cuối cùng nhìn thấy thực tế rằng Crimea đã quay trở về tổ quốc".

Phương Tây buộc Nga cho phép giám sát quốc tế đến Crimea nhưng chính họ ban lệnh trừng phạt nhằm vào kinh tế trên bán đảo này.

Trên thực tế, Nga đã luôn kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia phương Tây tới Crimea để ghi nhận tình hình trên bán đảo thay vì sử dụng công cụ truyền thông của họ để cáo buộc Nga vi phạm nhân quyền tại đây.

Tuy nhiên, chính các nước châu Âu này đã áp lệnh trừng phạt nhằm vào bán đảo Crimea.

Các biện pháp trừng phạt Crimea và Sevastopol bao gồm: lệnh cấm xuất nhập khẩu hàng hóa; cấm cung cấp bất kỳ khoản đầu tư nào vào công nghệ và dịch vụ kỹ thuật cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải, viễn thông, năng lượng, sản xuất và lọc dầu, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại bán đảo, cấm sở hữu bất động sản cũng như tài trợ kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch. Ngoài ra, tàu bè các nước EU không được phép cập cảng Crimea, máy bay của EU cũng không được hạ cánh tại các sân bay ở Crimea, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.

Huy Vũ

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/g7-khong-cong-nhan-crimea-doi-ngatha-nguoi-3429232/