FPT Software đề xuất có quy định rõ ràng cho việc thử nghiệm và thương mại hóa xe tự hành

Đại diện FPT Software cho biết, phát triển xe tự hành tại Việt Nam còn nhiều khó khăn nên mong muốn có những quy định rõ ràng cho việc phát triển thử nghiệm và thương mại hóa loại phương tiện này.

Ông Nguyễn Đức Kính, Phó Tổng giám đốc FPT Software chia sẻ lộ trình phát triển xe tự lái của FPT hiện nay kéo dài đến 2023 và hy vọng với sự phát triển của công nghệ phần cứng trong thời gian tới, FPT sẽ phát triển xe đến cấp độ 5.

Ông Nguyễn Đức Kính, Phó Tổng giám đốc FPT Software chia sẻ lộ trình phát triển xe tự lái của FPT hiện nay kéo dài đến 2023 và hy vọng với sự phát triển của công nghệ phần cứng trong thời gian tới, FPT sẽ phát triển xe đến cấp độ 5.

Chia sẻ trong một sự kiện công nghệ mới đây của FPT, ông Nguyễn Đức Kính, Phó Tổng giám đốc FPT Software cho biết, trên thế giới đang chia xe tự lái làm 6 cấp độ, trong đó cấp độ 0 là lái bằng con người; cấp độ 3 là xe có thể nhận ra được chướng ngại vật và có những xứ lý cần thiết như tự động phanh hay tránh chướng ngại vật; cấp độ 5 cao nhất là khi con người hoàn toàn không cần can thiệp vào xe. “Theo các điều tra, xe cấp độ 5 có thể xuất hiện trong khoảng 10 năm nữa. Hiện nay chủ yếu là xe cấp độ 3 và chạy trên đường cao tốc, kể cả xe của Tesla thực tế cũng mới ở mức độ 3 hay trên một chút. Việc phát triển thêm gặp nhiều hạn chế do giới hạn về công nghệ”, ông Kính cho biết thêm.

Theo quan sát của FPT Software, trong 2 năm nay qua, phát triển xe tự lái chủ yếu thuộc lĩnh vực phần mềm với các bước tiến mới như nhận dạng chướng ngại vật, tính toán xử lý đưa ra quyết định. Vì thế, khi phát triển xe tự hành, một công ty làm phần cứng hay một công ty làm phần mềm không thể tự phát triển riêng lẻ được mà phải kết hợp cùng với nhau vì “phần mềm giống như bộ não còn phần cứng giống như phần khung, phần cơ trong cơ thể của 1 con người”.

FPT từ những năm 2007 đã làm việc với các hãng ô tô lớn nhất trên thế giới, các hãng sản xuất chip, linh kiện và rút ra được nhiều kinh nghiệm. Sau nhiều năm, công ty quyết định sử dụng kinh nghiệm và trí tuệ của FPT để đầu tư vào dự án xe tự lái và phát triển FPT automatic Driving Platform. “Công nghệ tiến hóa làm cho xe ngày càng thông minh hơn, nhưng không thể chỉ trong 1 đêm có thể làm cho xe trở nên thông minh ngay được. Vì thế chúng tôi phải tiếp tục hoàn thiện công nghệ của mình để cống hiến cho ngành ô tô”, ông Kính nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đại diện của FPT Soffware khẳng định, cốt lõi của nền tảng là sử dụng công nghệ AI, deep learning (công nghệ học sâu), công nghệ LiDAR để định vị và quét vật cản…, để từ đó xe sẽ học lái như con người. Tháng 4/2019, chiếc xe tự lái đầu tiên của FPT đã được thử nghiệm tại Ecopack, với phần cứng của công ty Yamaha. Phần mềm của xe phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của FPT.

Ông Nguyễn Đức Kính chia sẻ, lộ trình phát triển xe tự lái của FPT hiện nay kéo dài đến 2023 và hy vọng với sự phát triển của công nghệ phần cứng trong thời gian tới, FPT sẽ phát triển xe đến cấp độ 5. Đại diện FPT cũng cho hay, việc phát triển xe tự hành tại Việt Nam còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ để đạt được mục tiêu trên.

Đại diện FPT cũng cho biết, việc phát triển xe tự hành tại Việt Nam còn nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ để đạt được mục tiêu trên.

Đầu tiên do FPT Soffware bản chất là công ty làm phần mềm nên gặp khó khăn trong việc thuyết phục đối tác là các hãng ô tô đưa phần mềm của mình vào trong xe. Kết quả Yamaha đã đồng ý bắt tay với FPT Software phát triển xe tự lái

Khó khăn thứ hai là vấn đề giá thành, mỗi cục Lidar (khảo sát khoảng cách) gắn trên xe giá rất đắt, gần 200 triệu đồng. Chính vì vậy, FPT đang nghiên cứu để sản phẩm của mình đưa ra ngoài thị trường có giá hợp lý hơn. Hiện công ty vẫn tìm kiếm những đối tác khác để có giá thành rẻ hơn.

Khó khăn tiếp theo là tốc độ xử lý về máy tính. "Và một trở ngại nữa mà chúng tôi đang gặp phải đó là ở Việt Nam vẫn chưa có hành lang pháp lý cho việc sử dụng xe tự lái. FPT hy vọng có thể tư vấn, góp ý lên Chính phủ để phát triển, thử nghiệm và đưa vào sử dụng xe tự lái", đại diện FPT Software nhấn mạnh.

Cuối cùng là về khâu kinh doanh. Đây là khó khăn trong tương lai nhưng cần giải quyết để đưa giải pháp đến từng nhà. Vì vậy, FPT sẽ tìm mô hình kinh doanh để thương mại hóa sản phẩm của mình.

Theo ông Nguyễn Đức Kính, đã có một nền tảng xe tự lái có thể thích ứng với phần cứng của mọi hãng ôtô, với điều kiện là điều khiển được bằng điện. Bên cạnh đó, một số giải pháp về nhận dạng người, nhận dạng biển số, chướng ngại vật cũng được phát triển thành công.

Trước đó, ngày 30/10/2019, xe điện Yamaha tích hợp công nghệ xe tự hành do FPT phát triển đã chạy thử nghiệm thành công trên quãng đường 4km, qua 5 trạm xe buýt và nhiều điểm cua, nút giao cắt trong khuôn viên khu đô thị Ecopark. Đặc biệt, người dùng có thể đặt xe từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh do FPT Software phát triển.

NK

Nguồn ICTNews: https://ictnews.vn/cntt/nuoc-manh-ve-ict/fpt-software-de-xuat-co-quy-dinh-ro-rang-cho-viec-thu-nghiem-va-thuong-mai-hoa-xe-tu-hanh-193013.ict