Fed - Trọng tài tối cao hay kẻ khiêu khích

Rủi ro vẫn đang gia tăng, nhưng mọi khó khăn vẫn có thể tiếp diễn, nếu Fed không phải là chủ thể đảo ngược đường cong lợi suất.

Một đợt bán tháo cuối năm trên thị trường chứng khoán và một sự trở lại đầy biến động đã sớm báo hiệu một thời kỳ không bình yên của kinh tế Mỹ, có thể trở thành giai đoạn khó khăn dài nhất trong lịch sử. Các chu kỳ hàng hóa, kể cả bất động sản, đều đang chậm lại một cách đáng kể, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn tiếp tục lên kế hoạch tăng lãi suất trong năm.

Đừng theo dõi chứng khoán, hay dõi theo Fed

Rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ dường như đang tăng lên gấp bội, từ căng thẳng thương mại đến các mối đe dọa an ninh quốc gia, đều có liên quan đến vị tổng thống thích đề cập tới các vấn đề quốc gia trên mạng xã hội Twitter.

Có phải những thăng trầm trên thị trường chứng khoán Mỹ chỉ là đồn thổi? (Nguồn: AP)

Câu hỏi mà mọi người đang đặt ra là: Có phải những thăng trầm trên thị trường chứng khoán Mỹ chỉ là đồn thổi? Hay mọi dự đoán về một “thị trường con gấu” chỉ là một dấu hiệu cảnh báo sớm về những gì nền kinh tế Mỹ có thể phải trải qua trong năm 2019?

Người ta nói rằng, thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế, điều đó đúng. Nhưng thị trường chứng khoán là kênh truyền tải một số thông tin và kỳ vọng nhất định về những yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế và bị ảnh hưởng bởi nó, chẳng hạn như doanh thu của doanh nghiệp. Dù rằng những kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ đã bị giảm khá nhiều, sau khi đã đạt tăng trưởng hai con số ngoạn mục trong năm 2018.

Năm 2019, chúng ta sẽ được chứng kiến, Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 21% từ 35%, có thực sự có là một liều thuốc kích thích cho đầu tư vốn tăng năng suất, hay chỉ đơn thuần là một công cụ kích thích lợi nhuận.

Vì trên thực tế, đầu tư kinh doanh đã tăng tốc trong nửa đầu năm 2018, tăng 11,5% trong Quý đầu tiên và 8,7% trong Quý II, trước khi quay trở lại mức tăng 2,5% trong Quý III. Một phần ưu điểm của việc cắt giảm thuế đã đuwọc chuyển sang mua lại cổ phiếu, khiến con số đó đã vượt quá kỷ lục 1.000 tỷ USD trong năm 2018. Nhưng khi đó, nền kinh tế Mỹ chưa đáng báo động.

Các số liệu kinh tế vẫn đang chỉ ra một nền kinh tế hoạt động tốt, việc làm đầy đủ. Với mức 3,7%, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ đang ở mức thấp nhất trong 49 năm. Tiền lương cuối cùng đã tăng ở mức 3%, là lần đầu tiên chạm ngưỡng này kể từ cuộc Đại suy thoái. Theo thống kê của Mastercard SpendingPulse, người tiêu dùng đã mở rộng hầu bao trong mùa Giáng sinh năm nay. Và 5,1% là mức tăng doanh số bán hàng trong một kỳ nghỉ lớn nhất trong 6 năm qua.

Nhưng điều đó không có nghĩa là triển vọng kinh tế không có rủi ro. Sự gia tăng mạnh về tín dụng đã lan rộng trong 3 tháng qua, cả mức năng suất cao và mức đầu tư, dường như đang phản ánh sự căng thẳng trên thị trường chứng khoán.

Tăng trưởng đồng bộ toàn cầu đang có dấu hiệu chuyển sang suy giảm đồng bộ, có nghĩa là nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đang giảm. Tuy rằng, sự sụt giảm chung của giá cả hàng hóa công nghiệp có ít đáng sợ hơn so với việc giảm giá năng lượng kể từ hồi tháng 10. Nhưng tình hình địa - chính trị được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến khó khăn trong năm tới. Một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vẫn còn để ngỏ hồi kết. Các điều khoản về sự ra đi của nước Anh khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit vẫn chưa được xác định. Pháp còn đang chật vật đối phó với các cuộc biểu tình đường phố chống chính phủ, được kích hoạt bởi một loại thuế nhiên liệu đã được công bố và đòi hỏi về mức lương tối thiểu cao hơn. Italy và EU đã đi đến một thỏa thuận nào đó, cho phép nền kinh tế lớn thứ tư khu vực tránh được lệnh trừng phạt do vi phạm về ngân sách.

Tóm lại, trật tự thế giới với các thể chế vốn được tạo ra để thúc đẩy lý tưởng dân chủ và thương mại quốc tế và ngăn chặn sự bùng nổ các cuộc “chiến tranh” đang bị đe dọa bởi các phong trào dân tộc và dân túy trên toàn cầu. Tác động của bất kỳ yếu tố nào, hoặc là tất cả các yếu tố, đều có khả năng làm rung chuyển thị trường chứng khoán và ảnh hưởng tới xấu tới con đường phát triển kinh tế Mỹ. Nhưng có một yếu tố không dễ nhận diện, giống như một kẻ khiêu khích – đó là Fed.

Khi chính sách không cần nới lỏng

Fed là một trong nhiều lý do đã được trích dẫn sẽ ảnh hưởng mạnh tới thị trường chứng khoán. Gần đây nhất, ngày 19/12, Fed đã chính thức tăng lãi suất lần thứ tư trong năm, đưa lãi suất cơ bản đồng USD lên khoảng 2,25-2,5% và dự kiến tiếp tục cắt giảm sự hỗ trợ đối với nền kinh tế Mỹ mà Fed cho là đang tăng trưởng mạnh.

Động thái của Fed có thể một lần nữa gây thất vọng cho ông Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần cáo buộc việc Fed nâng lãi suất gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ trong năm nay. (Nguồn: Getty Images)

Trong tuyên bố kết thúc cuộc họp chính sách, ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới phát tín hiệu "tiếp tục nâng dần lãi suất thêm vài lần" trong năm 2019 và duy trì chương trình cắt giảm danh mục trái phiếu có quy mô khổng lồ. Các nhà giao dịch lo ngại rằng, với chủ trương này, Fed có thể gây trở ngại cho tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng, Fed sẽ tiếp tục bán ra tài sản với tiến độ 50 tỷ USD mỗi tháng và để ngỏ khả năng rằng, dòng dữ liệu khả quan về kinh tế Mỹ có thể buộc Fed tiếp tục nâng lãi suất đến mức mà Fed cho là "trung tính" - không có tác dụng hỗ trợ hay gây cản trở tăng trưởng kinh tế. Ông Powell cũng có nhắc đến sự yếu đi gần đây của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, các điều kiện tài chính thắt chặt và những dự báo cho rằng, kinh tế Mỹ có thể giảm tốc trong năm tới. Vấn đề lạm phát của Mỹ có thể sẽ thấp hơn một chút so với mục tiêu 2% mà Fed đề ra trong năm tới, cũng đã được nói tới. Tuy nhiên, trên cơ sở những đánh giá này, Chủ tịch Fed cho biết, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể sẽ "kiên nhẫn".

Tuyên bố của Fed cho thấy, dự kiến sẽ có thêm 2 lần nâng lãi suất trong năm tới, thay vì dự kiến tăng 3 lần như đưa ra hồi tháng 9. Tuy vậy, có một thông điệp rõ ràng rằng, trong tuyên bố của Fed và những phát biểu của ông Powell, cho dù thông qua lãi suất thấp hay duy trì một bảng cân đối kế toán khổng lồ thì kinh tế Mỹ tiếp tục vận hành tốt và không còn cần đến sự hỗ trợ của Fed. Bởi vậy, "Chính sách không cần phải nới lỏng", ông Powell nói.

Fed dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,3% trong năm 2019 và tăng 2% trong năm 2020, thấp hơn một chút so với lần dự báo trước. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ, được dự báo sẽ giảm về 3,5% trong năm 2019 và tăng nhẹ trong năm 2020 và 2021. Lạm phát ở Mỹ được Fed dự báo ở mức 1,9% trong năm 2019, thấp hơn mức dự báo 2% đưa ra cách đây 3 tháng.

Tuy nhiên, động thái của Fed có thể một lần nữa gây thất vọng cho ông Tổng thống Donald Trump, người đã nhiều lần cáo buộc việc Fed nâng lãi suất gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ trong năm nay. Có nhiều lo ngại rằng kinh tế Mỹ sẽ rơi vào một thời kỳ khó khăn trong năm tới, khi Fed tiếp tục thắt chặt chính sách và kế hoạch tăng chi tiêu song song với cắt giảm thuế của chính quyền Tổng thống Trump không còn nhiều tác dụng.

Minh Anh

Nguồn TG&VN: http://baoquocte.vn/trien-vong-kinh-te-my-2019-hay-doi-theo-fed-dung-nhin-chung-khoan-84734.html