F-35 thể hiện khả năng cơ động vượt trội Su-30/35

Nếu như phi công Nga thường thể hiện màn bay rắn hổ mang để khoe khả năng cơ động của chiến đấu cơ Su-30/35 thì phi công F-35 của Mỹ thậm chí còn đưa động tác này lên một tầm cao mới.

 Vừa qua tại căn cứ không quân Luke gần Phoenix thuộc bang Arizona, Mỹ, phi công bay thử nghiệm tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ đã có màn trình diễn cực kỳ mãn nhãn động tác cơ động rắn hổ mang quay đầu trên không rất hiếm thấy. Nguồn ảnh: Ins.

Vừa qua tại căn cứ không quân Luke gần Phoenix thuộc bang Arizona, Mỹ, phi công bay thử nghiệm tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ đã có màn trình diễn cực kỳ mãn nhãn động tác cơ động rắn hổ mang quay đầu trên không rất hiếm thấy. Nguồn ảnh: Ins.

Không giống động tác bay rắn hổ mang thường được phi công Nga thực hiện, rắn hổ mang quay đầu của phi công Mỹ có phần rườm rà và phức tạp hơn dù mục đích của cả hai động tác này đều giống nhau. Nguồn ảnh: Ins.

Giống với động tác rắn hổ mang, động tác cơ động của F-35 cho phép phi công hãm tốc độ khi đang bị đối phương truy đuổi, và sau đó sẽ cơ động để quay ra phía sau đối phương - đảo ngược vị trí từ đi săn thành kẻ đi săn. Nguồn ảnh: Ins.

Đầu tiên, chiếc chiến đấu cơ F-35 lấy độ cao bằng cách bay thẳng một góc 90 độ lên không. Nguồn ảnh: Ins.

Sau đó bắt đầu lật ngửa - ở khoảnh khắc này tốc độ của chiếc F-35 sẽ vừa bị lực cản của không khí, vừa bị lực hút của trái đất hãm lại. Trong trường hợp đang bị truy đuổi, chiếc chiến đấu cơ của địch sẽ khó có thể cơ động được theo kiểu này và thường sẽ bay vọt thẳng lên không. Nguồn ảnh: Ins.

Nếu như chiếc tiêm kích của đối phương cũng cơ động lật ngược trên không ở tốc độ thấp cùng với F-35 thì giờ là khoảnh khắc F-35 biến kẻ đi săn trở thành con mồi. Nguồn ảnh: Ins.

Trông có vẻ như chiếc F-35 đang cắm mũi thẳng xuống đất để thực hiện động tác lộn 180 độ thông thường. Nguồn ảnh: Ins.

Nhưng không, gần như ngay lập tức chiếc F-35 chuyển sang trạng thái bay ngang - thực ra lúc này lực đẩy động cơ của F-35 đã không còn hoặc còn rất yếu, nó đang rơi tự do và khó có loại chiến đấu cơ nào có khả năng rơi tự do có kiểm soát được như chiếc F-35 này. Nguồn ảnh: Ins.

Kể cả trong lúc rơi, F-35 vẫn có thể đảo hướng dễ dàng - điều này cho phép nó tìm hướng thoát ly hoặc tìm hướng tấn công lại chiến đấu cơ địch tùy vào mục đích của phi công. Nguồn ảnh: Ins.

Quá trình rơi tự do của chiếc F-35 sẽ tốn tới vài giây - ở khoảng thời gian này các tiêm kích của đối phương nếu như đang theo đuổi F-35 sẽ di chuyển được khoảng cách lên tới vài km xa khỏi chiếc tiêm kích đắt tiền này. Nguồn ảnh: Ins.

Sau khi rơi tự do chán chê chiếc F-35 mới cắm đầu lại xuống đất để bắt đầu lấy lại tốc độ và lực nâng. Nguồn ảnh: Ins.

Sau đó tiếp tục bay ngang một cách an toàn ở độ cao rất thấp. Nguồn ảnh: Ins.

Động tác cơ động này không những có thể qua mặt được các phi công công tiêm kích đối phương mà còn né tránh được tên lửa phòng không với một quỹ đạo bay gần như không tưởng. Nguồn ảnh: Ins. showvideo('video6814909', 'https://streaming.vietnamdaily.net.vn/d59c307f527e90e09052590ada5d946d/5c869410/kt/2019_01_14/tuananh/F35_manuver.mp4'); Mời độc giả xem Video: Toàn cảnh pha biểu diễn Rắn hổ mang quay đầu của F-35A khiến người xem thán phục.

Nguồn Vietnamdaily: https://vietnamdaily.net.vn/hitech-xe/anh-f-35-the-hien-kha-nang-co-dong-vuot-troi-su-3035-56848.html