F-35 có thể tránh đòn tên lửa

Theo Defense News, nhờ sở hữu những đặc tính kỹ thuật cực hiện đại, tiêm kích F-35 có thể tránh được đòn tấn công bằng tên lửa của đối phương.

Tại sự kiện RIAT 2018, tiêm kích F-35 đã có màn phô diễn khả năng cơ động và thực hiện những bài bay khó tương tự kiểu Su-27 khiến người xem thích thú lẫn ngạc nhiên.

Màn trình diễn của F-35 khiến những người tham dự triển lãm tỏ ra phấn khích. Bắt đầu bằng pha cất cánh gọn gàng với luồng lửa xanh lét phụt phía sau và sau đó là những pha nhào lộn, xoay tròn, chuyển hướng đột ngột.

Tiêm kích F-35.

Thậm chí, phi công điều khiển chiếc F-35 còn khiến nhiều người ngỡ ngàng bởi động tác bay tương tự kiểu "rắn hổ mang" tiêm kích Su-27 làm được trước đó. Động tác bay đặc biệt này của Su-27 từng khiến phi công Mỹ ngạc nhiên và đặt câu hỏi "tại sao máy bay không bị vỡ vụn khi thực hiện động tác khó như vậy".

Việc F-35 biểu diễn thành công động tác bay tương tự "rắn hổ mang" nhằm xóa đi định kiến cho rằng cơ động và linh hoạt là nhược điểm lớn nhất của chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 của Mỹ.

Với những bài bay ấn tượng của mình, chuyên gia quốc phòng Aaron Mehta của Mỹ cho rằng, tiêm kích F-35 hoàn toàn có thể tránh được đòn đánh từ tên lửa không đối không tấn công phía sau. Ông nói thêm rằng tên lửa không-đối-không không đủ năng lượng để có thể vòng trở lại tấn công máy bay lần nữa.

Bản chất của chiêu tránh tên lửa của F-35 thực chất là khả năng "không chiến quần vòng" mà Không quân Nga từng nhiều lần cho chiến đấu cơ của mình, đặc biệt là Su-27, Su-30SM và tiêm kích thế hệ 4++ diễn tập và thực hiện thành công.

Và dù vẫn bị dìm hàng không thương tiếc nhưng dòng máy bay chiến đấu F-35 đã đạt mốc giao hàng chiếc thứ 300 vào ngày 11/6 vừa qua. Chiếc máy bay thứ 300 là phiên bản cất hạ cánh thông thường (CTOL) F-35A dành cho Không quân Mỹ (USAF).

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng 197 F-35A, 75 F-35B và 28 F-35C xuất xưởng. Như vậy dự kiến 300 chiếc tiếp theo sẽ được bàn giao dứt điểm vào cuối năm 2020, người sử dụng nó đều là những cường quốc quân sự - kinh tế hàng đầu thế giới.

Theo thông báo, tốc độ sản xuất F-35 đã đạt mức dự kiến theo kế hoạch là 66 chiếc trong năm 2017, Lockheed Martin cho biết họ muốn đạt được mục tiêu 91 chiếc trong năm 2018 và sản lượng vào năm 2023 dự kiến sẽ đạt mốc 160 máy bay/năm. Khi đó giá thành của F-35 sẽ chỉ còn khoảng 80 triệu USD, tức là rẻ hơn cả Su-35, các con số trên đều là mơ ước của Su-57.

Không chỉ dừng lại ở các con số lý thuyết, trên chiến trường Trung Đông tiêm kích F-35I Adir thuộc biên chế Không quân Israel còn liên tiếp cho thấy tính năng kỹ chiến thuật cực kỳ ưu việt của nó khi ra vào không phận Syria "như đi chợ", phá hủy nhiều mục tiêu ngay trước mũi các tổ hợp phòng không tối tân do Nga sản xuất.

Thậm chí mới đây Đại giáo chủ Iran Ayatollah Khamenei còn phải ra lệnh cách chức tư lệnh phòng không nước này vì che giấu chuyện tiêm kích F-35I dễ dàng tiếp cận các cơ sở hạt nhân trước sự bất lực của S-300PMU-2.

Việc F-35I qua mặt S-300PMU-2 của Iran quá dễ dàng đã gây bối rối cho người Nga, nếu thực sự những gì Iran tuyên bố chính xác, tức là trường hợp Iran nghi ngờ Moscow cung cấp mã nguồn S-300 cho Israel sẽ khiến Nga bị xem là đối tác thiếu tin cậy.

Còn nếu như không có việc đó thì S-300PMU-2 lại bị chứng minh rằng tính năng thua xa những gì Nga vẫn quảng cáo và không thể được xem là khắc tinh của "chiếc máy bay đầy lỗi" F-35 của Mỹ.

Clip tiêm kích F-35 phô diễn khả năng cơ động

Thùy Dung

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-co-the-tranh-don-ten-lua-3365236/